Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Sự thực về đoạn video chú gấu trắng Bắc cực gầy trơ xương lê bước kiếm ăn vì quá đói

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Sau khi đoạn video chú gấu trắng Bắc cực gầy trơ xương lê bước kiếm ăn vì quá đói được lan truyền rộng rãi, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định khá bất ngờ về hình ảnh gầy gò bất thường của chú gấu trong đoạn phim.

Chắc chắn, người xem không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh, chú gấu Bắc cực gầy trơ xương, nằm dài cô đơn, trơ trọi trên vùng cỏ khô cằn.

Trên nền nhạc trầm buồn như vò xé tâm can người xem, đoạn video tiếp tục với chi tiết, chú gấu dùng chút sức lực yếu đuối còn lại, cố đứng dậy và bước đi chậm rãi nhằm tìm kiếm chút thức ăn cho qua cơn đói cồn cào đang gào thét trong cơ thể.

Chú gấu cố vươn mình tìm kiếm đồ ăn ở thùng rác của các ngư dân địa phương. Cuối cùng thì chú đành phải nhai bọt nước từ chiếc ghế trượt tuyết bị bỏ đi trước khi nằm gục xuống vì kiệt sức. Và khung cảnh trong video từ từ tối dần trong một màu đen tuyệt vọng.

Được biết, đoạn video này được quay ở đảo Somerset, gần đảo Baffin và một phần lãnh thổ của Canada tại Bắc cực.

Điều đáng chú ý nằm ở chỗ, mở đầu đoạn video, người xem không đọc được bất kỳ dòng cảnh báo hay lời xin lỗi nào khi họ xem những hình ảnh trong video. Nhưng đây lại là hành động có chủ ý của nhóm thực hiện.

“Chúng tôi biết, điều này sẽ khiến nhiều người cảm thấy sốc nhưng chúng ta không thể phớt lờ tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức nguy cấp hiện nay”, đây là lời giới thiệu trên các websites của tổ chức vận động môi trường SealLeagcy.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Chú gấu cố vươn mình tìm kiếm đồ ăn ở thùng rác của các ngư dân địa phương.

Sau vài ngày được ghi hình, chú gấu này đã bỏ mạng nhưng không một cuộc khám nghiệm tử thi nào được tiến hành.

Vì lẽ đó, chẳng ai có thể chắc chắn rằng, điều gì đã khiến chú gấu đó ra đi mãi mãi hay liệu có mối liên hệ nào giữa cái chết của chú gấu với những con gấu Bắc cực khác hay không.

Chẳng hạn như vào năm 2015, nhiếp ảnh gia người Đức, Kerstin Langenberger đã đăng tải bức ảnh về một chú gấu tương tự trên trang Facebook cá nhân của mình.

Giải thích về những gì đã diễn ra ở Svalbard, một quần đảo nằm giữa Na Uy và Bắc cực, cô cho rằng, bức ảnh chỉ là minh chứng cho một trong rất nhiều chú gấu gầy gò, ốm yếu. Cô từng đặt nghi vấn về nguyên nhân gây ra tình trạng khốn khổ của những chú gấu này.

Cô cho rằng, “Tôi có đôi mắt để nhìn, bộ não để kết luận. Biến đổi khí hậu đang diễn ra và đây là một vấn đề lớn ở Bắc cực. Mặc dù thừa nhận mình không có dữ liệu khoa học nào để đưa ra kết luận nhưng dòng chia sẻ của cô đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt”.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Sau vài ngày được ghi hình, chú gấu này đã bỏ mạng nhưng không một cuộc khám nghiệm tử thi nào được tiến hành.

Một tháng sau, bức ảnh về xác chết của một chú gấu gầy trơ xương ở Bắc cực cũng được đăng tải trên trang Instagram của Paul Nicklen, một nhiếp ảnh gia người Canada, chuyên chụp ảnh động vật hoang dã, đồng thời cũng là nhà sinh học biển, nhà sáng lập tổ chức SeaLegacy cùng với nhiếp ảnh gia và cũng là nhà bảo vệ môi trường, Cristina Mittermeier.

Sứ mệnh của SeaLegacy là tạo ra các chiến dịch truyền thông gây tác động mạnh mẽ đến thị giác, thúc đẩy mọi người tham gia bảo vệ đại dương và bức ảnh của Nicklen chắc chắn sẽ có hiệu ứng lan toả lớn.

Nicklen cho rằng, anh đã chụp bức ảnh này ở Svalbard vào năm 2014, nơi anh từng thấy rất nhiều chú gấu bỏ mạng. Anh cho hay: “Những chú gấu đó rất gầy, chúng dường như chết vì đói bởi vì do không có băng biển, chúng không thể săn được hải cẩu”.

Và thông điệp “Đây là biểu hiện của biến đổi khí hậu” đã được lan truyền trên khắp thế giới, chủ yếu hướng đến sự tức giận của những người còn hoài nghi với hiện tượng biến đổi khí hậu.

Xem thêm  Có một giới trẻ không chịu bó buộc trong phòng kính, du lịch cả năm nhưng vẫn làm việc hiệu quả và kiếm ra nhiều tiền

Các chuyên gia lý giải về sự ra đi của chú gấu trắng Bắc cực

Cách đây vài ngày, nhà sinh vật học tiến hoá Canada, Tiến sĩ Susan Crockford đã đăng tải cảm nghĩ của mình lên mạng sau khi xem đoạn video. Bà cho rằng:

“Đây có thể là cách tổ chức SeaLegacy thuyết phục những người cả tin quyên góp tiền nhưng việc làm này không khoa học chút nào”.

Những người khác đi xa hơn và đưa ra nhận định rằng, câu chuyện này là “tin giả mạo”, “một vụ lừa đảo”.

Mặc dù, SeaLegacy và các tổ chức vận động khác chưa bao giờ chiến thắng những người hoài nghi về vấn đề biến đổi khí hậu nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, mọi người phản đối đoạn phim được quay trên đảo Somerset.

Điều này bắt nguồn từ dòng tiêu đề “Video gấu Bắc cực: Liệu đây có phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?” đến việc tờ báo National Post của Canada cáo buộc tổ chức SeaLegacy đang cố tạo ra “bài diễn thuyết thu hút sự chú ý của công chúng”.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Tiến sĩ Susan Crockford cho rằng: “Đây có thể là cách tổ chức SeaLegacy thuyết phục những người cả tin quyên góp tiền nhưng việc làm này không khoa học chút nào”.

Và thậm chí ngay cả khi các nhà khoa học luôn tin rằng, biến đổi khí hậu là do con người gây ra, cũng tỏ ra nghi ngờ về đoạn video.

Nhà nghiên cứu về động vật hoang dã, Jeff Higdon, người từng làm việc tại khu vực đó trong suốt gần 12 năm qua cho rằng, “tôi phản đối tổ chức SeaLegacy, đây rõ ràng là nạn đói nhưng theo tôi, nguyên nhân không phải vì băng đột nhiên biến mất và từ lâu chú gấu đó không săn được con hải cẩu nào.

Nhiều khả năng khác có thể xảy ra và đẩy chú gấu xuống bờ vực của cái chết”.

Ý kiến trên của ông lại nhận được sự tán đồng của Tiến sĩ Steven Amstrup, trưởng nhóm nghiên cứu tại tổ chức Bảo tồn gấu Bắc cực.

Mặc dù thước phim được ghi lại từ một khoảng cách xa nhưng ông cho rằng, vẻ ngoài của chú gấu chứng tỏ, chú gấu này đã đến tuổi trưởng thành. Manh mối này khiến chúng ta suy nghĩ đến việc, chú có thể phải trải qua những trận giao tranh sinh tồn khốc liệt.

Khi chiến đấu chống lại một gấu cái, những gấu đực (nặng gần nửa tấn) đứng trên hai chân sau, có thể vươn mình cao đến mức 304,8 cm và đối mặt với kẻ thù như những võ sĩ quyền Anh. Khi vật lộn, chúng thường cắn vào cổ kẻ thù và gây ra nhiều thương tích cho đối thủ.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Người ta không tìm thấy vết sẹo nào trên người chú gấu ở đảo Somerset.

Người ta không tìm thấy vết sẹo nào trên người chú gấu ở đảo Somerset. Điều này chứng tỏ, nó không tham gia vào bất kỳ trận hỗn chiến nào và cũng chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành (trong khoảng 6-10 tuổi).

Tháng 8 vừa qua, thời điểm video được ghi hình, không phải là thời gian giao phối mà là mùa đi săn của loài gấu. Hải cẩu là nguồn thức ăn chính của gấu.

Cơ hội săn mồi tốt nhất của gấu là khi một con hải cẩu vọt qua các hố thở trong lớp băng biển. Nếu không có băng giúp gấu nguỵ trang trong cuộc đi săn thì chú gấu sẽ rơi vào tình trạng đói. Không ai có thể tranh cãi về điều này.

Nhưng sự thực là nhiều nơi ở Bắc cực, kể cả xung quanh đảo Baffin, băng biển luôn tan chảy vào mùa hè. Địa hình đầy cỏ dại trong đoạn video là chuyện bình thường vào thời gian đó trong năm.

Đương nhiên, điều nổi bật nằm ở cơ thể suy nhược bất thường của chú gấu. Loài gấu vẫn có thể thích nghi tốt trong mùa đói ăn bởi vì chúng có nguồn mỡ khổng lồ được tích trữ từ mùa xuân và mùa hè để giúp chúng tồn tại vào mùa đông.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Tháng 8 vừa qua, thời điểm video được ghi hình, không phải là thời gian giao phối mà là mùa đi săn của loài gấu.

Tiến sĩ Higdon cho rằng, “Những hình ảnh này thực sự gây sốc và khiến mọi người cảm thấy lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi ý kiến bất cứ nhà khoa học về gấu nào, họ sẽ nói với bạn rằng, đây không phải là hiện tượng gì mới mẻ cả”.

Xem thêm  Ngôi nhà cổ gần 400 tuổi trả tiền tỷ không bán ở Hà Nội

Tổ tiên của các thành viên trong cộng đồng Inuit, từng sống ở Bắc cực cách đây 4.000 năm cũng như vậy.

Sau khi đoạn video được lan truyền rầm rộ trên các trang mạng, đài CBC, một cơ quan báo chí của Canada có quy mô tương đương đài BBC của Anh, đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Leo Ikakhik, người giám sát các chú gấu ở Inuit tại Vịnh Hudson, một phần diện tích của Canada.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Ông cho hay, “ông không lấy gì làm ngạc nhiên khi xem video này. Mọi người có thể cảm thấy bất ngờ khi nhìn thấy một chú gấu gầy gò nhưng đây không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy điều này. Tôi không đổ lỗi cho biến đổi khí hậu.

Đó chỉ là một phần vòng đời của loài vật này, là giai đoạn chúng phải trải qua. Tiến sĩ Higdon đi xa hơn một bước khi nhận định rằng:

“Tôi nghĩ rằng, chú gấu có thể đang phải đối mặt với một loại bệnh nào đó, chẳng hạn như ung thư xương, nhiều loại gấu cũng đã từng được chẩn đoán mắc loại bệnh này.

Ông cảm thấy chua xót khi phát biểu rằng, đây chỉ là một dự đoán dựa trên thông tin và đề nghị SeaLegacy nên làm rõ những gì họ đã quay trong đoạn phim về chú gấu. “Đoạn video có vẻ như đang muốn đánh mạnh vào cảm xúc của người xem”, ông nói thêm.

SeaLegacy đưa ra lời giải thích về thông điệp của đoạn video

Cuối cùng, SeaLegacy đã đưa ra tuyên bố rằng, ý nghĩa đoạn video về chú gấu trắng Bắc cực gầy gò đã bị cộng đồng hiểu nhầm.

“Thông điệp cơ bản và xuyên suốt của câu chuyện này là mặc dù chúng tôi không thể biết chắc chắn lý do vì sao chú gấu này thiệt mạng nhưng chúng tôi chắc chắn rằng, nếu Bắc cực tiếp tục ấm lên nhanh chóng như hiện nay thì trong tương lai gần, chúng ta sẽ phải chứng kiến ngày càng nhiều các chú gấu vĩnh viễn rời bỏ thế giới này”.

Đó là thông điệp rõ ràng mà nhiều tổ chức như Polar Bears International từng phát đi.

Trang website của họ đưa ra lời cảnh báo rằng, “Nếu không có hành động nào nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu thì các nhà khoa học dự đoán rằng, chúng ta có thể sẽ mất gấu Bắc cực vào năm 2100 và hai phần ba dân số gấu sẽ biến mất mãi mãi vào năm 2050”.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

“Nếu không có hành động nào nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khi hậu thì các nhà khoa học dự đoán rằng, chúng ta có thể sẽ mất gấu Bắc cực vào năm 2100 và hai phần ba dân số gấu sẽ biến mất mãi mãi vào năm 2050”.

Những người hoài nghi về tình trạng biến đổi khí hậu cho rằng, dân số gấu Bắc cực rơi vào khoảng 30.000 cá thể, gấp 6 lần số lượng cách đây 50 năm.

Thực tế, người ta khó có thể đưa ra số lượng chính xác bởi vì gấu Bắc cực vốn nổi tiếng là khó có thể thống kê được. Một phần lý do là vì chúng rất giỏi nguỵ trang.

Ngay cả khi Nhóm Chuyên gia Gấu Bắc cực, một nhóm chuyên làm nhiệm vụ giám sát số lượng gấu, cũng cảm thấy thiếu dữ liệu để đưa ra kết luận về quy mô thực sự của những chú gấu này.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Thực tế, người ta khó có thể đưa ra số lượng chính xác bởi vì gấu Bắc cực vốn nổi tiếng là khó có thể thống kê được.

Vấn đề đối với các nhà vận động môi trường là họ không có cách nào để chứng minh, số lượng gấu Bắc cực đang gia tăng hay đang giảm đi.

SeaLegacy cảm thấy “tự hào và vui mừng” khi tạo ra cuộc tranh luận về nguyên nhân gây ra sự ra đi của chú gấu trắng.

Nhưng nếu không chiếm được lòng tin của công chúng thì cơ quan này sẽ không có hy vọng nào để thực hiện được sứ mệnh đã đề ra: “tạo ra các đại dương trong sạch cho chúng ta và hành tinh này”.

sự thực, đoạn video, gấu trắng bắc cực, gầy trơ xương

Cuối cùng thì chú đành phải nhai bọt nước từ chiếc ghế trượt tuyết bị bỏ đi trước khi nằm gục xuống vì kiệt sức.

Nguồn: Daily Mail