Thứ Ba, Tháng Ba 19
Shadow

Vượt qua Viettel, Vinamilk, Thế giới Di động là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam

viettel, vinamilk, thế giới di động, thương hiệu

Mặc dù không phải thương hiệu có giá trị nhất, nhưng Thế giới Di động là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam. Trong bảng xếp hạng của Brand Finance, Điện máy Xanh cũng là thương hiệu mạnh thứ 4.

Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2017, Công ty Brand Finance chính thức công bố Bảng xếp hạng Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017 cho các thương hiệu dẫn đầu Việt Nam – chứng nhận về thứ hạng, giá trị thương hiệu và chỉ số sức khỏe thương hiệu tại thị trường nước nhà.

Theo bảng công bố, Viettel là thương hiệu có giá trị số 1 Việt Nam, đạt 2,5 tỷ USD, nhưng chỉ xếp hạng A.

“Đây không phải thương hiệu quá mạnh. Có nhiều công ty viễn thông khác được xếp hạng AAA hoặc A+”, ông Samir Dixit – Giám đốc điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương – bình luận.

Xếp hạng thứ 2 là Vinamilk, với giá trị thương hiệu đạt 1,4 tỷ USD, xếp hạng AA+. Các thương hiệu cũng góp mặt trong Top 50 gồm VNPT, Vinhomes, Sabeco, Vietnam Airlines, Thế giới Di động, Bảo Việt…

Theo xếp hạng của Brand Finance, mặc dù không phải thương hiệu có giá trị nhất, nhưng Thế giới Di động là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam. Đơn vị này có Chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index) ở mức 82, xếp hạng thương hiệu AAA-.

Xem thêm  Lazada sa sút chóng mặt, Shopee chớp thời cơ trở thành trang TMĐT có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam

Xét về giá trị, Thế giới Di động xếp thứ 15 trong danh sách, giá trị thương hiệu tăng 20%.

Vị trí thương hiệu mạnh tiếp theo lần lượt thuộc về Vinamilk (xếp hạng thương hiệu AA+), Vincom Retail (AA), Điện máy Xanh (AA), và Vietnam Airlines (AA).

Dù chỉ tiết lộ giá trị của 7 thương hiệu dẫn đầu, Brand Finance cho biết giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu tăng 32% so với giá trị năm ngoái, đạt 11,3 tỷ USD. Trong đó, riêng Top 10 thương hiệu dẫn đầu đã chiếm tới 68%.

Ông Samir Dixit cho biết: “Thương hiệu là tài sản có giá trị nhất trong hoạt động kinh doanh, nhưng ít được quan tâm bởi các nhà quản lý, những người bận rộn với việc thúc đẩy sản xuất bán hàng và lợi nhuận”.

“Quản lý thương hiệu là điều quan trọng để thúc đẩy việc định giá cổ phiếu, sáp nhập và mua bán cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực cũng như toàn cầu. Vì vậy phương pháp tiếp cận quản lý thương hiệu cơ bản phải thay đổi với việc tập trung mạnh hơn vào đo lường giá trị kinh tế và sự trở lại của cổ đông mà thương hiệu có thể mang đến”.

Giá trị thương hiệu do Brand Finance công bố được phép sử dụng với cơ quan thuế, kiểm toán và sử dụng trong các cuộc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Trong danh sách top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam được công bố năm 2017 có tới 15 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia.

Xem thêm  VinFast và hành trình 365 ngày trở thành ngôi sao mới trên thị trường xe hơi thế giới

Đây là lần thứ 3 Brand Finance tiến hành hoạt động định giá thương hiệu tại Việt Nam. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ đánh giá và định hướng được con đường mình đang đi về mặt xây dựng phát triển thương hiệu.

Theo Soha