Thứ Ba, Tháng Ba 19
Shadow

10 bí mật về nước tiểu liên quan đến thận, sức khỏe: Ai cũng nên biết rõ để phòng bệnh tốt

nước tiểu

Nước tiểu là một trong những tiêu chí để đánh giá, kiểm tra tình trạng sức khỏe, đặc biệt liên quan đến thận. Đây là 10 điều về nước tiểu bạn nhất định phải biết để sống khỏe hơn.

Mỗi người đều đi tiểu hàng ngày, và đó là quy luật bài tiết tự nhiên ở tất cả các loài động vật. Tuy nhiên nhiều người bị thiếu kiến thức về việc đi tiểu nên khả năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân chưa đủ tốt dựa trên dữ liệu quan trọng này.

Theo các bác sĩ trên kênh Sức khỏe (TQ), sau đây là 10 thông tin rất quan trọng về tiểu tiện và các vấn đề liên quan, bạn nên tham khảo đầy đủ để có được những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

1. Đi tiểu nhiều có phải bị bệnh thận hay không?

Trong thực tế, nước tiểu nhiều hay ít chỉ có tính tương đối và phụ thuộc vào thể trạng ở từng người khác nhau. Ví dụ nếu trời nắng, cơ thể ra mồ hôi nhiều thì đương nhiên nước tiểu sẽ giảm. Hoặc nếu uống nhiều nước, thì chắc chắn sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Chúng ta đi tiểu hàng ngày và sẽ có thói quen cảm nhận được lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu nhiều ít như thế nào. Trong trường hợp bị đi tiểu nhiều (cấp tính) chỉ xảy ra trong ngắn hạn rồi hết, thì bạn không phải lo lắng.

Ngược lại, nếu bạn đi tiểu thấy khác thường, nước tiểu ít hoặc có dấu hiệu lạ thì có thể đi khám, xét nghiệm để biết thêm thông tin.

Trong trường hợp đi tiểu rất ít trong dài ngày, có thể nghi ngờ dấu hiệu nhiễm độc niệu. Trong thực tế, có nhiều căn bệnh có thể gây ra chứng đi tiểu nhiều, nhưng không chắc đó là bệnh thận, tiểu đường hoặc đái tháo nhạt, vì thế cần phải đi khám.

nước tiểu

2. Mỗi người có bao nhiêu nước tiểu mỗi ngày?

Bạn đừng đánh giá thấp chức năng của hai quả thận, chúng tạo ra 180 lít nước tiểu mỗi ngày, tương đương với trọng lượng của ba người lớn bình thường.

Do vai trò tái hấp thu nước để tiếp tục xử lý của thận nên lượng nước tiểu cuối cùng chỉ có khoảng từ 1000-2000 ml, tương đương với 2-4 chai nước khoáng.

3. Mỗi ngày đi tiểu bao nhiêu lần thì được xem là bình thường?

Chúng ta có thể làm một phép tính đơn giản:

Tổng khối lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ bình thường là khoảng 1500 ml, nước tiểu sẽ được thải ra mỗi lần từ 300 – 400 ml, nếu tính trung bình mỗi lần đi tiểu xả ra khoảng 350 ml thì số lần đi tiểu trong ngày có thể là 4,3 lần.

Tất nhiên, đó là số lượng tính trung bình theo công thức chung, còn trên thực tế, người lớn khỏe mạnh sẽ đi tiểu 3 – 6 lần trong ngày và từ 0 đến 1 lần vào ban đêm.

Nếu như bạn đi tiểu hơn 8 lần trong vòng 24 giờ, đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn 2 lần, mỗi lần nước tiểu ít (ít hơn 200 ml), thì bạn được xem là người thuộc nhóm mắc bệnh “đi tiểu thường xuyên”.

Tất nhiên, trong trường hợp bạn uống nhiều nước hơn so với bình thường rồi sau đó phải liên tục chạy ra nhà vệ sinh thì đây không phải là vấn đề và không thuộc nhóm cảnh báo có bệnh.

4. Vừa uống nước xong đã đi tiểu thì có bình thường không?

Cơ thể con người giống như một “căn cứ quân sự” được bảo vệ chặt chẽ với rất nhiều thiết bị theo dõi nhạy cảm. Khi uống nhiều nước, nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể “theo dõi” ngay lập tức.

Xem thêm  Người thận khỏe mới có thể sống thọ: 4 giải pháp chăm sóc thận không tốn kém lại hiệu quả

Khi cơ thể biết rằng có hiện tượng “nhiều nước hơn”, thận sẽ được thông báo để giải thoát nhanh chóng và bạn sẽ có cảm giác buồn đi tiểu ngay sau đó.

Điều quan trọng là ở mỗi người, thời gian phản ứng sẽ dài ngắn khác nhau. Do đó, việc vừa uống nước đã phải đi vệ sinh là hoàn toàn bình thường, đừng lo lắng quá nhiều.

Việc uống nước rồi đi tiểu ngay chỉ là dấu hiệu cho biết các cơ quan giám sát của bạn rất nhạy cảm, gửi thông điệp cảnh báo kịp thời, điều này còn tốt hơn so với việc để nước tiểu dư thừa trong cơ thể mà không thải ra, gây “nhiễm độc nước tiểu”.

5. Nước tiểu bình thường có mùi hay không?

Các chuyên gia về tiết niệu nói rằng nếu nước tiểu mới (vừa từ trong cơ thể thải ra) thường sẽ có mùi, thậm chí là mùi đặc biệt (amoniac) nhưng cũng không đến mức gây khó chịu.

Nếu để nước tiểu lâu trong thời gian dài, với sự xâm nhập của vi khuẩn, sự phân hủy của urê, thì mùi amoniac sẽ rất nồng nặc.

Trong một số trường hợp, nếu nước tiểu của bạn ở thời điểm vừa đi tiểu xong mà có mùi quá đậm đặc, khó chịu thì có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh.

Ví dụ, nước tiểu có mùi táo có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc bệnh dư thừa đồng. Nếu nước tiểu có mùi ôi thiu thì có thể là dấu hiệu bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, mùi hăng của amoniac là viêm bàng quang hoặc dấu hiệu của chứng bí tiểu.

nước tiểu

6. Nước tiểu bình thường không phải là màu trắng?

Đúng như vậy, nước tiểu bình thường không phải là màu trắng, mà chúng giống như là bia hơi có bọt nổi lên vậy. Màu sắc của nước tiểu chủ yếu là do có sự hòa tan một số sắc tố. Nếu uống nước ít, nồng độ nước tiểu sẽ cao, màu sắc sẽ đậm hơn, và ngược lại, uống nước nhiều thì nước tiểu sẽ có màu nhạt hơn.

Màu sắc của nước tiểu đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như:

Khi nước tiểu có màu trắng đục có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng tiết niệu.

Khi nước tiểu có màu trà đặc, có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến gan, mật.

Khi nước tiểu có màu sẫm như màu nước xì dầu loãng có thể là dấu hiệu tan máu hoặc tổn thương cơ bắp.

Nếu nước tiểu có màu đỏ là dấu hiệu của chứng tiểu ra máu.

Thường trong khi đi khám, bác sĩ sẽ không chỉ xem xét một tiêu chí là màu sắc nước tiểu, mà còn dựa vào các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu như bệnh nhân đang uống các loại thuốc, chế độ ăn uống đang áp dụng, để xác định nguyên nhân và bệnh trạng.

nước tiểu

7. Thật sự có hiện tượng “sợ quá mà tè” hay không?

Bác sĩ nói rằng có hiện tượng này, đôi khi bạn sẽ rơi vào tình huống sợ hãi hay bất ngờ, giật mình đến nỗi “tè ra cả quần”. Theo lý giải, quá trình đi tiểu là một quá trình khép kín, trong đó bàng quang, cơ vòng, dây thần kinh và các hệ thống khác được phối hợp và kết nối hoàn toàn với nhau, tạo ra sự chỉ dẫn bạn đã đến lúc phải đi tiểu.

Ví dụ, khi bạn buồn đi tiểu trong khi đang ở nơi rất đông người, não của bạn sẽ ra lệnh cho bạn rằng, cần phải nhịn tiểu thêm chút nữa, ở đây không phải là nơi có thể đi tiểu ngay được. Và cơn buồn tiểu của bạn sẽ tạm lắng xuống.

Xem thêm  Mỗi người chỉ có hai quả thận, đừng vì thói quen xấu này mà mất nó

Nhưng trong những trường hợp cấp bách, các cơ quan giám sát và quản lý hệ thống nước tiểu bị vô hiệu hóa, não bộ của bạn không thể gửi tín hiệu đến bạn rằng cần phải nín tiểu tạm thời, đồng thời lúc đó, cơ vòng của bạn thả lỏng, thế là bạn …đi tiểu (không giữ lâu hơn được).

Đây là lý do trong một số trường hợp cấp bách, bạn sẽ phải “tè ra quần”.

nước tiểu

8. Nhịn tiểu có thể “gây chết người” hay không?

Điều này hoàn toàn có sự liên quan, bởi vì nếu nhịn tiểu, cơ thể sẽ sinh ra rất nhiều vấn đề, trong thời gian dài có thể coi là “sát thủ” tiêu diệt sức khỏe, cơ thể có bệnh và tử vong sớm.

Nếu thường xuyên nhịn tiểu, chức năng bàng quang sẽ bị ảnh hưởng theo thời gian, tiếp tục phát triển, nó có thể làm tổn thương thận do nước tiểu trào ngược.

Trong nhiều trường hợp, nói một cách nghiêm túc thì nhịn tiểu sẽ gây tổn thương tim và não, dẫn đến bệnh tim mạch và mạch máu não có thể xảy ra, tấn công trực tiếp vào sinh mệnh của bạn.

Trong thực tế, các bác sĩ đã chứng kiến một trường hợp, một người đàn ông đi nhậu, phải nhịn đi tiểu vì sợ bạn bè chê là bị yếu thận (muốn đi tiểu sau khi uống quá nhiều bia nhưng vẫn nhịn), sau đó, anh này không chịu vào nhà vệ sinh và bất ngờ bị “vỡ tung” bàng quang.

nước tiểu

9. Nam giới đi tiểu như “vòi rồng” có phải là dấu hiệu của chức năng tình dục tốt?

Trước hết, nam giới đi tiểu với lượng nước nhiều và chảy cao lên như “vòi rồng” cứu hỏa là biểu hiện của việc bài tiết nước tiểu tốt.

Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, não sẽ ra lệnh “xả nước” và cả hệ thống liên quan từ bàng quang, cơ bụng, cơ hoành, niệu đạo, sẽ hoạt động và hoàn thành việc đi tiểu, nếu “tè” rất xa, nước tiểu chảy cao chỉ giải thích rằng quá trình tiểu tiện rất thuận lợi.

Còn đối với chức năng tình dục, mặc dù cũng liên quan đến “cậu bé” nhưng lại hoạt động với cơ chế khác và đi “con đường” khác nên sẽ không liên quan đến việc tiểu tiện dài ngắn, mạnh hay nhẹ.

Chức năng tình dục liên quan đến ống dẫn tinh, khả năng phóng tinh nên không dựa vào việc đi tiểu để xác nhận.

10. Vì sao phải cẩn thận nếu đi tiểu trong khi bạn bơi?

Đi tiểu trong hồ bơi là một bí mật mà mọi người hay bơi lội không mấy khi nói ra. Vì thế, câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu nước tiểu trộn lẫn trong nước bể bơi?

Bạn không cần nói thì các nhà khoa học cũng đã âm thầm thực hiện một “nghiên cứu định lượng về hàm lượng nước tiểu trong bể bơi”.

Giáo sư Lý Hạnh Phương từ Đại học Alberta ở Canada đã thử nghiệm các mẫu nước từ 87 hồ bơi và đi đến kết luận:

Một hồ bơi có kích thước bình thường có lượng nước tiểu trung bình khoảng 75 lít, tức tương đương khoảng 140 chai nước khoáng.

Có vẻ như chúng ta cần phải cẩn thận khi ngậm phải nước trong bể bơi, và nhớ giữ ý thức rằng tuyệt đối không nên tiểu luôn trong bể bơi để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người khác.

Vân Hồng – theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: soha

Link gốc