Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

100 đứa trẻ mất tích trước lúc Từ Hy qua đời: Khi mộ bà bị trộm mới lộ chân tướng rùng rợn

Từ Hy

Chỉ đến khi lăng mộ Từ Hy bị Tôn Điện Anh đào trộm vào năm 1928, chân tướng về sự biến mất đồng loạt của 100 đứa trẻ mới thực sự được phơi bày.

Xem thêm  Những góc khuất về đời tư của Từ Hy: Thà hầu Thái hậu đi vệ sinh còn hơn phải làm việc này

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Từ Hy Thái hậu là một trong số ít những người phụ nữ từng nắm trong tay quyền lực triều chính. Không chỉ tự tay phế lập Hoàng đế, bà còn trực tiếp buông rèm nhiếp chính trong suốt nhiều năm.

Đánh giá về vai trò, trách nhiệm của vị Tây Thái hậu này, đại đa số ý kiến đều cho rằng Từ Hy có tội nhiều hơn có công. Bởi bà là con người sẵn sàng hy sinh quyền lợi của bách tính, của quốc gia dân tộc vì vinh hoa phú quý và quyền lực của mình.

Đối với thái độ lộng quyền của người phụ nữ quyền lực này, một trong những hành động bị lên án nhất phải kể tới việc bà là chủ mưu phía sau sự biến mất kỳ lạ của 100 đứa trẻ trong kinh thành năm xưa.

Liệu rằng 100 đứa bé ấy đã bị Từ Hy sử dụng vào việc gì? Chân tướng của sự thực chỉ được tiết lộ khi lăng mộ của vị Thái hậu khét tiếng trên bị Tôn Điện Anh đột nhập cách đây gần một thế kỷ.

Điểm mâu thuẫn trong tính cách Từ Hy: Yêu quý trẻ con nhưng sẵn sàng hy sinh vì tư lợi

Từ Hy
Dù nổi tiếng là một người yêu quý trẻ con, Từ Hy vẫn sẵn sàng hy sinh tính mạng của những sinh linh bé nhỏ này nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình. (Ảnh: Nguồn Baidu).

 

Từ Hy Thái hậu (1835 – 1908), là phi tần của hoàng đế Hàm Phong, mẹ ruột vua Đồng Trị và là người phụ nữ từng nắm quyền nhiếp chính của Đại Thanh trong suốt nhiều năm.

Sinh thời, bà từng bị nhiều nhà sử học Trung Hoa và hải ngoại miêu tả như một bạo chúa và cũng bị coi là người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh.

Tuy nhiên nếu đánh giá khách quan trên khía cạnh tính cách, QQNews cho rằng vị Lão Phật gia này từng là một người yêu quý trẻ con.

Đặc biệt là từ khi ý thức được mình đã bước vào tuổi già, Từ Hy cũng như nhiều người lớn tuổi khác, đều mang một loại tình cảm quý mến đặc biệt đối với con trẻ.

Năm xưa, số con cháu của hoàng tộc Ái Tân Giác La cũng không phải ít. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà đa số cháu chắt lúc bấy giờ đều chẳng mấy ai dám gần gũi thân cận với vị Thái hậu “hét ra lửa” ấy.

Vậy liệu rằng việc Từ Hy sai người bắt 100 đứa trẻ có phải nhằm mục đích nuôi dưỡng hoặc bầu bạn cùng mình hay không? Nếu sự việc diễn ra theo chiều hướng như vậy, có lẽ Tây Thái hậu sau này đã không phải nhận nhiều sự chỉ trích của người đời đến thế.

Sự thật là dù yêu quý trẻ con, Lão Phật gia vẫn sẵn sàng làm ra chuyện tàn ác với những sinh linh nhỏ bé này để phục vụ mục đích riêng tư của mình.

Hành động đó cũng không phải là điều khó hiểu đối với một người cầm quyền sẵn sàng bỏ mặc sự sống chết của bách tính, quốc gia chỉ vì muốn bảo vệ quyền lực và hư vinh như Từ Hy.

Thế nhưng điểm đáng nói nằm ở chỗ, sau khi bắt đủ 100 đứa trẻ, vị Thái hậu này đã làm ra một hành động rất mất nhân tính. Hơn nữa hành động này lại bắt nguồn từ một quan niệm vô cùng mê tín…

Sự thật về tung tích của 100 đứa trẻ đồng loạt biến mất khi Thái hậu qua đời

Từ Hy
Khi bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình, Từ Hy đã sai người bắt 100 đứa trẻ trong kinh thành để phục vụ cho một âm mưu mất nhân tính. (Ảnh: Nguồn Baidu).

 

Năm xưa khi đã bước sang độ tuổi gần đất xa trời, Từ Hy từng tàn sát không ít đại thần liêm chính trong triều. Bản thân bà vẫn biết việc mình làm chẳng có lấy nửa phần đúng đắn, nhưng khát vọng quyền lực và tính cách tự cao đã khiến vị Thái hậu ấy “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”.

Dù vậy, ngay cả khi đã trở thành người nắm giữ quyền lực tối cao của Đại Thanh, Tây Thái hậu khi ấy vẫn luôn nơm nớp lo sợ sẽ phải nhận báo ứng từ những việc làm thất đức của mình.

Vào thời đại phong kiến còn tồn tại nhiều quan niệm lạc hậu như lúc bấy giờ, Từ Hy với sự mê tín của mình đã bắt đầu làm ra nhiều hành động cuồng tín.

Theo hồi ức của những cung nữ từng trốn thoát khỏi Tử Cấm Thành sau khi Thanh triều mạt vận, vị Lão Phật gia này năm xưa từng bắt cung nhân hầu hạ mình phải nằm nghiêng khi ngủ và dùng chăn che nửa mặt để tránh họ “ăn cắp” phúc trạch mà thần linh ban cho chủ nhân hằng đêm.

Cũng bởi đã làm ra nhiều hành động trái với luân thường đạo lý, Từ Hy luôn đem lòng sợ hãi ma quỷ, cho rằng thế lực tâm linh này sẽ tới lấy mạng mình.

Chính suy nghĩ ấy đã khiến Thái hậu khét tiếng Thanh triều luôn nơm nớp sợ hãi cái chết và tìm kiếm các đạo sĩ khắp nơi về cung hòng bày mưu tính kế.

Bấy giờ, trong nhóm đạo sĩ phục vụ dưới trướng Thái hậu có một kẻ nhìn thấu nỗi sợ hãi từ trong thâm tâm Từ Hy. Nắm được nhược điểm chí mạng này, kẻ đó đã đưa ra một chủ ý thất đức: Đó là tìm đủ 100 đứa trẻ khoảng 10 tuổi để tuẫn táng trong lăng mộ Từ Hy.

Theo lý giải của đạo sĩ bất lương trên, linh hồn con trẻ là những linh hồn thuần khiết tới nỗi không một thế lực ma quỷ nào có thể chống lại. Nếu bắt 100 đứa trẻ chôn cùng Từ Hy thì linh hồn Thái hậu sẽ luôn được chúng bảo vệ.

Từ Hy

 

Một người cuồng tín như Từ Hy lập tức tin tưởng vào chủ ý đó, liền hạ lệnh cho thủ hạ bắt đủ 100 đứa trẻ chừng 10 tuổi ở trong kinh thành đưa vào cung, trai gái đều phải có đủ.

Ban đầu, người của Thái hậu tung tin lừa gạt các gia đình rằng đám trẻ đưa vào cung để bồi dưỡng làm tùy tùng của Từ Hy, tương lai nhất định có đường quan lộ rộng mở, một ngày không xa sẽ áo gấm về làng.

Thế nhưng bách tính thời bấy giờ đã quá hiểu tâm tính của Tây Thái hậu. Do linh tính mách bảo rằng sự việc này nhất định có vấn đề, nhiều gia đình cương quyết không chịu “giao trứng cho ác”.

Tuy nhiên quân lính vẫn một mực tuân theo lệnh Từ Hy, ngang nhiên bắt đi con cái của cả trăm hộ dân trong kinh thành, đẩy nhiều gia đình vào cảnh nhà tan cửa nát. Có giai thoại còn truyền lại rằng, vào những ngày ấy, tiếng oán thán, than khóc vang lên khắp đường lớn ngõ nhỏ ở Bắc Kinh.

Cứ như vậy, 100 đứa trẻ bị đưa đến nơi xây lăng mộ để phụ giúp những người thợ ở đó. Sau cùng, chúng không những bị bóc lột sức lao động mà còn trở thành những người buộc phải hy sinh mạng sống để tuẫn táng theo Từ Hy.

Từ Hy

 

Chỉ đến năm 1928, khi bè lũ mộ tặc của Tôn Điện Anh đột nhập nơi an nghỉ của vị Thái hậu này, bí mật rợn người về sự biến mất của 100 đứa trẻ mới được phơi bày chân tướng.

Về phần Từ Hy, có lẽ vị Thái hậu từng “hét ra lửa” này cũng không ngờ rằng mọi toan tính phi đạo đức của mình đều tan thành mây khói sau khi bà qua đời.

Số của cải trong lăng mộ của Lão Phật gia chẳng những bị bọn trộm khoắng sạch, mà di thể của Từ Hy cũng bị mộ tặc vũ nhục bằng cách lôi ra ngoài quan tài, lột sạch quần áo, tư trang.

Giờ đây, mỗi khi nhắc tới câu chuyện lăng mộ của Từ Hy bị trộm, nhiều người vẫn tin rằng đó chính là quả báo mà vị Thái hậu này phải chịu vì những điều thiếu phúc đức mà bà từng làm ra lúc sinh thời…

Theo Trí thức trẻ/Soha

Link