Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

5 yếu tố quyết định việc trẻ không bị đào thải trong 20 năm tới: Con bạn đã hội tụ đủ?

đào thải
 

20 năm sau, con của bạn sẽ thế nào? Ở thời đại thay đổi nhanh chóng này, nền giáo dục con trẻ hiện nay có thể theo kịp sự phát triển của xã hội tương lai không? 

Xem thêm  Để nuôi dạy con trở thành người mạnh mẽ, thành công, cha mẹ thông thái sẽ không bao giờ làm 13 việc này

Chúng ta hãy cùng phân tích 3 nhóm số liệu và xem dự đoán của chuyên gia Lan Hải, chuyên về tâm lý trẻ em nổi tiếng của Trung Quốc.

Nhóm thứ nhất là 20 và 47%, tức là 20 năm sau, 47% công việc hiện nay sẽ biến mất, gần 1 nửa lao động sẽ thất nghiệp.

Nhóm thứ 2 là 20 và 65%, tức là 20 năm sau có thể có 65% cương vị công tác mà chúng ta bây giờ vẫn chưa biết.

Nhóm thứ 3 là 45% và 55%, tức là khi mỗi người bước vào xã hội làm việc, chỉ có 45% là kiến thức học tập ở trường, còn lại 55% là năng lực cơ bản của bản thân, bao gồm khả năng tư duy độc lập, khả năng giao tiếp, thuyết trình, khả năng tự nhận thức…

Vậy thì đối diện với thế giới thay đổi nhanh chóng, rốt cuộc những đứa trẻ thế nào mới có thể giữ vững được sức cạnh tranh ở 20 năm sau?

Loại thứ nhất: Trẻ tò mò về những sự vật mới

đào thải
 

Khi vừa sinh ra, mỗi đứa trẻ đều vô cùng tò mò về thế giới chưa biết này. Chúng luôn muốn tìm hiểu. Đây là tinh thần khoa học mà giới khoa học thường nói.

Học giả Trương Khản của Viện Khoa học Các nước phát triển, nguyên chủ tịch Hội Tâm lý học Trung Quốc nhấn mạnh: Nếu không đợi trẻ tò mò tìm hiểu thì chúng ta đã đem các loại tri thức truyền, nhồi cho chúng lâu rồi. Tính tò mò của trẻ không được nuôi dưỡng thì hứng thú sẽ dễ dàng bị dập tắt.

Đợi trẻ lớn lên, có thể điều chúng ghét nhất chính là học tập, cũng ghét tiếp xúc với cái mới. Đứa trẻ như vậy sẽ có thể bị đào thải sớm nhất.

Tính tò mò thôi thúc trẻ tìm hiểu thế giới và trong quá trình đó, trẻ không ngừng thu nhận được những phản hồi tốt. Từ đó, trẻ sẽ càng chủ động tìm hiểu sâu hơn.

So với tri thức trẻ học được, khả năng sản sinh hứng thú với sự vật mới có thể giúp trẻ kết nối được với xã hội 20 năm sau, mới có thể bảo đảm trong thay đổi to lớn, trẻ vẫn có tinh thần không ngừng tìm hiểu, vẫn có sẵn cốt lõi của sức cạnh tranh.

Loại thứ 2: Trẻ có khả năng sáng tạo

Lawrence Cohen, tác giả của “Trò chơi điện tử” cho rằng: Người khiến người khác tôn trọng nhất chính là người có thể tạo ra ngành công nghiệp, tạo ra việc làm.

Không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác rằng tương lai sẽ ra sao. Trong mọi hoạt động của cuộc sống, quan trọng nhất là khả năng sáng tạo và ứng phó linh hoạt với tương lai không xác định.So với việc xem con trẻ có vâng lời ở trường không, thành tích học tập thế nào thì chúng ta càng phải chú ý đến việc con trẻ có khả năng sáng tạo không?

Tính tò mò của trẻ chính là động lực lớn cho khả năng sáng tạo. Không có tính tò mò và lòng ham muốn học hỏi thì việc tạo ra những phát minh có giá trị cho nhân loại, cho xã hội và gìn giữ tính sáng tạo của trẻ nhất định sẽ rất kém.

Những ý tưởng kỳ dị là khởi nguồn cho tư duy sáng tạo của trẻ. “Cây ngũ sắc”, “Mặt trời xanh” không phải là trò vớ vẩn, cũng không phải là ảo tưởng. Nó thể hiện tư duy độc đáo của trẻ. Chính nhờ có trí tưởng tượng phong phú mới kích thích trẻ sáng tạo ra những thứ khác biệt.

Thời đại trí tuệ đang đến, chỉ có sức sáng tạo mới giúp con người vượt qua người máy. Các bậc cha mẹ nên chú trọng việc bồi dưỡng năng lực không ngừng sáng tạo của trẻ, để trẻ dùng quan điểm và sức sáng tạo giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống tương lai.

Loại thứ 3: Trẻ biết kìm nén cảm xúc

Mỗi người đều có cảm xúc. Trẻ nhỏ có lúc khóc lóc, làm ầm ĩ, cha mẹ cũng có lúc phiền não.

Khi trẻ khóc lóc, làm ầm ĩ, cha mẹ không nên áp chế cảm xúc của trẻ mà nên giúp trẻ hiểu được chính xác cách thể hiện cảm xúc thế nào cho có hiệu quả. Học được cách thể hiện cảm xúc, tâm lý của trẻ mới khỏe mạnh, mới học được cách kìm nén. Sau này gặp phải nghịch cảnh, trẻ mới có thể vượt qua những sóng gió và tổn thương lớn.

Như vậy khi gặp thất bại, trẻ sẽ nghĩ cách giải quyết vấn đề, chứ không né tránh. Nhân cách của trẻ ngày càng hoàn thiện, trẻ mới có thể thích ứng với tương lai tốt hơn.

đào thải

Loại thứ 4: Trẻ có khả năng từ bỏ sự thỏa mãn trước mắt để chờ đợi những điều tốt đẹp hơn

Kìm nén sự thỏa mãn là gì?

Theo ông Trương Khản, khả năng kìm nén sự thỏa mãn không phải là một loại sức bền thuần túy, mà còn là một cách thể hiện khả năng cân bằng và khả năng phán đoán.

Tâm lý học có một thí nghiệm nổi tiếng liên quan đến khả năng kìm nén sự thảo mãn thế này: Nhà nghiên cứu cho mấy chục đứa trẻ đợi trong căn phòng nhỏ có một chiếc bàn và một chiếc ghế, chiếc khay nhỏ trên bàn đựng kẹo bông và bánh quy. 

Ông nói với bọn trẻ, chúng có thể chọn ăn hết bánh quy ngay, cũng có thể chọn đợi ông quay về rồi ăn. Điểm khác nhau là đợi nhà nghiên cứu quay về mới ăn thì được thêm kẹo bông. Cuối cùng, khoảng 1/3 số trẻ đã thành công trong việc kiềm chế ham muốn của bản thân, kiên trì đợi khoảng 15 phút thì nhà nghiên cứu quay về khen thưởng.

Thí nghiệm vẫn chưa kết thúc. Thí nghiệm đó thực hiện cách đây khoảng 20 năm. Nhà nghiên cứu lại một lần nữa lần theo những đứa trẻ này, cuối cùng ông phát hiện ra những đứa trẻ có thể kìm nén sự thỏa mãn trước mắt, chờ đợi những điều tốt đẹp hơn ở phía sau đều có thành tích tốt hơn, sau khi trưởng thành càng thành công hơn.

Thế giới thay đổi rất nhanh, lựa chọn cũng rất nhiều và phải biết được nên lấy gì trong tất cả các sự lựa chọn đấy.

Các bậc cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng khả năng kiểm soát sự thỏa mãn của trẻ, đừng đặt trẻ vào vị trí bị động để kiểm soát, hãy để trẻ dần dần phát triển khả năng kiểm soát bản thân. 

Từ thế bị động thành chủ động, dựa vào bản thân, trẻ sẽ không ngừng nâng cao sức phán đoán để tự kiểm soát.

Loại thứ 5: Trẻ có khả năng học tập cao

đào thải

Bồi dưỡng khả năng học tập của trẻ là vấn đề rất nhiều phụ huynh vô cùng quan tâm.

Trẻ có khả năng học tập tốt thì sẽ có nhận thức nhất định về bản thân: Con muốn gì? Lý tưởng của con là gì? Sở trường của con là gì? Con muốn có cuộc sống thế nào? Con nên làm thế nào?

Tương lai xa ngoài tầm với, có lẽ kiến thức hiện giờ chúng học tập rất nhiều nhưng trong tương lai không xa chúng sẽ bị đào thải. Đối diện với sự thay đổi này của thế giới, cha mẹ nên bồi dưỡng nội tâm kiên cường và khả năng học tập cao cho trẻ.

Khả năng học tập không chỉ là khả năng học tập tri thức mà còn gồm cả khả năng giao tiếp, hợp tác với người khác, khả năng tự trưởng thành, khả năng xử lý những tình huống bất ngờ.Thế giới thay đổi nhanh chóng nhưng trẻ nhỏ có thể dùng những phương thức tích cực hơn để ứng phó với những tình huống bất ngờ, thuận theo sự thay đổi, không ngừng học tập, trau dồi bản thân.

Người có khả năng học tập tốt ắt có chỗ đứng trong tương lai. Những đứa trẻ có khả năng học tập tốt bây giờ, sau này càng có sức cạnh tranh, có thể cống hiến cho xã hội.

Tóm lại cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng tâm trí kiện toàn, sức sáng tạo độc đáo, khả năng học tập tốt và hoàn thiện nhân cách cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ có khả năng thực hành tốt, tư duy tốt thì 20 năm sau sẽ trở thành nòng cốt trong sự cạnh tranh.

Việc cha mẹ cần giúp trẻ không chỉ là thành tích học tập trước mắt mà còn phải giúp trẻ thấy được tương lai của mình, giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt trong thời kỳ niên thiếu.

Trên con đường giáo dục trẻ có rất nhiều điều không xác định được. Cha mẹ chỉ có thể không ngừng tối ưu hóa bản thân, làm tốt hơn vai trò của mình, để bản thân cũng không ngừng trưởng thành trong quá trình khôn lớn của trẻ. Hãy dành cho trẻ tình yêu tốt nhất, tình yêu lý trí nhất.

Xem thêm  "Con tôi học hành luôn đứng đầu lớp, tốt nghiệp thạc sĩ mà vẫn bị đuổi việc?" - Câu trả lời của sếp khiến bà mẹ ngỡ ngàng

Hồng Ánh, theo Trí Thức Trẻ, Soha

Link