Thứ Năm, Tháng Tư 18
Shadow

Cách lau dọn bàn thờ đón Tết Kỷ Hợi để không bị ‘tán lộc’

phong thủy

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, nếu trạch chủ là nam nhân giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang.

Xem thêm  Muôn kiểu chị em cắm đào trang trí nhà: Thấy đào là thấy Tết

Để chuẩn bị đón chào năm mới, kết thúc một năm vừa qua có nhiều vất vả, theo phong tục của người Việt, các gia đình sẽ vệ sinh dọn dẹp cho ngôi nhà của mình từ không gian bếp, phòng khách và đặc biệt với không gian thờ cúng luôn được mọi người chăm chút tiến hành vệ sinh bao sái tươm tất, sạch sẽ vào ngày 23 tháng Chạp – khi ông Công ông Táo về chầu trời.

Việc dọn bàn thờ, tỉa chân nhang không có nguồn gốc hay điển tích gì xa xưa mà đơn giản chỉ là công việc dọn dẹp bình thường, loại bỏ phần thừa thãi ở đây là chân hương – phần còn lại của nén hương sau khi cháy hết phần tỏa hương. Lau bát hương, tỉa chân hương sẽ giúp cho ban thờ sạch sẽ, tỏ lòng thành kính của con cháu.  Tuy nhiên, khi lau dọn bàn thờ, xử lý chân hương, gia chủ cũng nên chú trọng những điều cần lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết nếu không muốn tiền tài không cánh mà bay.

phong thủy

Nước ngũ vị hương được làm từ những nguyên liệu như hồi khô, quế khô, lá hương nhu, lá bưởi, lá mùi thơm, thêm một số loại lá khác của các vùng miền địa phương. (Ảnh minh họa)

Nước ngũ vị hương

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, với quan niệm của người Á Đông, để thay đổi vận khí, đón chào những điều tốt, mọi người thường hay dùng những mùi hương, mùi thơm đem điều tốt đến nhà.

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã sử dụng nước ngũ vị hương từ 5 loại cây để lau dọn bàn thờ, không giống như hiện nay nhiều nhà sử dụng dung dịch hóa học bán sẵn.

“Chúng ta nên hạn chế sử dụng những dung dịch bán sẵn vì không biết ngũ vị hương bên ngoài làm từ những thứ gì và không ai dám khẳng định về nguồn gốc. Tốt nhất mọi người nên giữ nếp xưa cẩn thận làm nước ngũ vị hương.

Nước ngũ vị hương được làm từ những nguyên liệu như hồi khô, quế khô, lá hương nhu, lá bưởi, lá mùi thơm, thêm một số loại lá khác như lá sả, các vùng miền địa phương có lá thơm riêng của mình, có thể cho hoa lan cho thơm,…

Tất cả đun lên thành nước có 5 mùi hương, bao sái không gian thờ”, chuyên gia Song Hà cho hay.

Lưu ý thêm, chuyên gia Song Hà cho biết, nếu nhà vừa trải qua sự tang chế, mọi người có thể cho thêm rượu đập dập gừng. Chủ nhà là nam, rượu gừng nên để qua 7 ngày, còn chủ nhà là nữ, rượu gừng nên để qua 9 ngày rồi hòa vào nước ngũ vị hương có tác dụng tẩy tà, bao sái rất tốt.

“Nếu mọi người đọc thấy tài liệu ghi không cần cầu kỳ khi lau dọn bàn thờ, chỉ cần rượu gừng là sai bởi hầu hết các gia đình sử dụng ban thờ gỗ, nếu đổ rượu gừng lau sẽ hỏng gỗ, có thể cháy gỗ. Tuy nhiên rượu gừng pha bằng nước ngũ vị hương độ nóng cũng giảm đi rồi”, chuyên gia Song Hà cho biết.

Lau bát hương

phong thủy
Không nên nhấc bát hương ra lau dọn, đổ tro cũ thay tro mới. Bát hương phải luôn được yên ổn ở vị trí cũ. (Ảnh minh họa)

 

Chuyên gia phong thủy Song Hà nhấn mạnh, khi tiến hành lau dọn, riêng không gian ban thờ, mọi người cần lưu ý khi lau dọn bát hương bởi nơi an vị yên ổn nhất chính là bát hương. Với những tài liệu không chính thống hay nếp phong thục sai thường nhấc bát hương ra, lọc tro cũ đi rồi thay tro mới vào. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Về nguyên tắc bát hương luôn phải được an ổn ở vị trí. Chính vì vậy, có những gia tộc giữ nguyên bát hương hàng mấy trăm năm không xê dịch. Khi bao sái nếu gặp khó khăn hay loay hoay giữ bát hương, mọi người nên nhờ một người giữ rồi lau dọn để tránh bát hương bị xê dịch. Thông thường, khi dọn ban thờ nên lau bát hương trước tiên, theo quan niệm lưỡng long chầu nguyệt, mọi người nên lau xung quanh bát hương và lau từ mặt nhật nguyệt lau ra.

“Sai lầm thường gặp nhất của nhiều gia đình là nhấc bát hương ra để lau dọn. Khi đi làm, tôi hỏi 100 nhà thì 99 nhà khi nhấc bát hương ra lau dọn, đổ tro cũ đi thay tro mới vào gặp trục trặc. Người phúc dày, bị nhẹ sẽ có hạn 1 tháng đầu năm, còn người bị nặng, gia đình sẽ liểng xiểng, trục trặc 6 tháng đầu năm. Chính vì vậy, việc nhấc cả bát hương ra lau dọn sai hoàn toàn”, chuyên gia cho biết.

Xử lý chân nhang

Cũng theo chuyên gia Song Hà, mọi người cúng ông Công ông Táo xong ít nhất sau 2h đồng hồ mới tiến hành công việc bao sái, dọn dẹp ban thờ. Mọi người không nên dọn dẹp chỉ sau 15-30 phút cúng bởi về nguyên tắc, các vị thần chưa thụ hưởng xong và rời đi. Mọi người có thể cúng ông Công ông Táo buổi sáng rồi đi làm đến chiều tối về dọn dẹp, điều này rất hay và đúng.

phong thủy
Gia chủ là nam nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân hương. Gia chủ là nữ nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân hương. (Ảnh minh họa)

 

Khi tỉa chân hương, gia chủ lưu lý, một tay giữ bát hương, một tay dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam nhân nên giữ lại 7, 17, 27,  37 chân nhang, không bao giờ giữ lại 47 chân nhang vì đó là số tử thần.

Nếu chủ nhà là nữ, gia đình mẹ góa con côi, không có con trai,… nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang và không bao giờ được giữ lại 49 chân nhang.

Theo Eva

Link