Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

Bầm tím trên da: Chớ coi thường vì đây có thể là dấu hiệu các bệnh rất nguy hiểm

bầm tím, da , dấu hiệu bệnh, vết bầm tím

Đôi khi da bạn vẫn xuất hiện vết bầm tím mà không phải do va đập, nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại liên tục, nó có thể là biểu hiện của 1 trong các vấn đề sức khỏe dưới đây:

Khi bị va đập với một lực đủ mạnh, các mạch máu dưới da có thể vỡ ra và gây rỉ máu. Máu do mạch tổn thương sẽ tập trung gần bề mặt da, khi đó chúng ta nhìn thấy một vết màu xanh đen. Vết này là do các tế bào hồng cầu và thành phần của máu gây đổi màu da.

Tuy nhiên, đôi khi da bạn vẫn xuất hiện vết bầm tím mà không phải do va đập, nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại liên tục, nó có thể là biểu hiện của 1 trong các vấn đề sức khỏe dưới đây:

1. Bạn tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều

Theo bác sĩ Cynthia, thuộc Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ cho biết, tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời có thể gây thay đổi cấu trúc collagen – lớp mô xốp thứ 2 dưới da hoạt đông như một tấm nệm để bảo vệ mạng lưới mạch máu. Nếu tấm nệm này không đủ dày, mạch máu sẽ bị vỡ ra, gây ra các mảng thâm tím và đen trên da.

Tình trạng này có thể tiến triển nhanh hơn bạn nghĩ. Về mặt lý thuyết, các chuyên gia khuyên bạn luôn phải dùng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bảo vệ da.

Xem thêm  Cho trẻ ngủ muộn có tác hại khủng khiếp: Không chỉ thấp còi, mà còn có nhiều nguy cơ khác

2. Lão hóa

Các mảng thâm tím trên da còn liên quan đến tuổi tác. Sự suy giảm collagen liên quan đến tuổi tác xảy ra ở mức độ khác nhau đối với tùy từng người. Ví dụ, người có da sáng màu sẽ dễ bị tổn thương hơn người có da sẫm màu.

bầm tím, da , dấu hiệu bệnh, vết bầm tím

3. Uống quá nhiều rượu bia

Uống rượu có thể làm da bạn trở nên dễ bị bầm tím hơn. Bởi rượu là chất làm giãn mạch, có nghĩa là nó làm cho mạch máu của bạn bị tạm thời thư giãn và phình ra, điều này làm tăng lưu lượng máu, cả ở phía trên bề mặt da của bạn. Tuy nhiên, vết bầm tím do rượu có thể biến mất trong 3-4 ngày sau đó.

4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Các loại thuốc chống đông máu như warfarin và heparin – được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh tim và khuyết tật tim cũng có thể gây ra tác dụng phụ khiến da dễ bị bầm tím hơn.

Thuốc chống đông máu làm tăng thời gian đông máu, hoặc chuyển từ chất lỏng sang chất gel khiến cho máu ngừng chảy. Đó là lý do vì sao các bệnh nhân bị loãng máu có xu hướng dễ bị bầm tím và tình trạng nghiêm trọng hơn.

5. Thiết chất dinh dưỡng nào đó

Vitamin C, K và B12 đều đóng vai tròn quan trọng trong việc giúp đông máu, theo Tiến sĩ Alissa Rumset cho biết. Nếu cơ thể không đủ một trong các chất này, thậm chí một vết sưng nhẹ cũng có thể gây ra vết bầm tím lớn.

Xem thêm  Phương pháp bấm huyệt chân trị trẻ quấy khóc hay đau ốm

Nếu chế độ ăn của bạn không đảm bảo đủ trái cây, rau quả, bạn có nguy cơ thiếu vitamin C hoặc K. Các dấu hiệu của thiếu vitamin C bao gồm vết thương khó lành; dấu hiệu thiếu vitamin K là chảy máu cam.

bầm tím, da , dấu hiệu bệnh, vết bầm tím

6. Bệnh tiểu đường

Nếu bạn thường xuyên thấy các vết bầm trên da mà không rõ nguyên nhân thì nên đi kiểm tra bệnh tiểu đường bởi đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Thông thường, nếu các vết bầm tím kéo dài quá 2 tuần, đây có thể là dấu hiệu rằng lượng đường trong máu cao.

7. Bệnh bạch cầu

Những người bị bệnh bạch cầu có ít tiểu cầu hơn trong máu, khiến cho máu khó đông, máu không đông, chảy máu kéo dài sẽ xuất hiện các vết bầm tím dù va chạm nhỏ nhất. Vết bầm không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ trong trường hợp vết bầm tím có thường xuyên.

*Theo Menshealth/Soha