Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

Bí ẩn mộ táng Gia Cát Lượng, gần 2000 năm không ai dám xâm phạm vì 1 dòng chữ khắc trên bia

gia cát lượng

Tấm bia mộ của Khổng Minh đã khắc dòng chữ gì khiến mộ tặc đời sau không kẻ nào dám xâm phạm tới nơi an nghỉ của ông?

Vào cuối thời Đông Hán, chiến tranh xảy ra khắp nơi, nạn trộm mộ cũng được dịp hoành hành trong thời loạn lạc. Để bảo vệ nơi an nghỉ của mình, các tầng lớp vương công, quý tộc đã nghĩ ra không ít biện pháp phòng ngừa kẻ gian.

Nhưng trên thực tế, có rất nhiều ngôi mộ của những nhân vật có tiền, có quyền đã bị trộm mộ xâm phạm, thậm chí còn bị “đục khoét” tới nỗi tưởng chẳng còn lại một dấu tích nào.

Thế nhưng ở vào giai đoạn “cứ mười mộ thì chín mộ rỗng” lúc bấy giờ lại tồn tại một ngoại lệ hiếm có. Đó chính là ngôi mộ của vị mưu sĩ lừng danh Tam Quốc – Gia Cát Lượng.

Trải qua hơn 1700 năm, phần mộ của Gia Cát Lượng vẫn nguyên vẹn. Thậm chí, vị trí mộ huyệt của ông vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Di ngôn khắc trên bia hé mở nguyên nhân không ai dám xâm phạm mộ Khổng Minh

g, nguyên khí của Thục quốc bị tổn thương nặng nề. Lưu Bị dường như đã thua hết vốn liếng của đời mình, chỉ còn lại một Thục Quốc cũng đang ngày càng trở nên lép vế.

Trước khi qua đời, vị quân chủ ấy đã gửi gắm người con trai non nớt của mình cho mưu sĩ Gia Cát Lượng.

Đối mặt với một tân đế yếu đuối cùng một Thục Hán đang trên đà suy thoái, Gia Cát Lượng vẫn cúc cung tận tụy, dùng hết mọi năng lực của mình để dần dần khôi phục đất nước, bình định phản loạn trong nội bộ, còn nhiều lần tiến hành bắc phạt.

Vào lần Bắc phạt thứ 5, Ngọa Long tiên sinh đã tiêu hao hết tinh lực của đời mình, để rồi sau cùng lâm bệnh qua đời ở gò Mã Trượng.

Trước lúc lâm chung, ông đã ủy thác cho thuộc hạ đem quan tài chôn tại núi Định Quân, cũng dặn kỹ chỉ mai táng với quần áo bình thường chứ không được dùng vật tùy táng xa hoa.

Xem thêm  Trong Tam quốc, Thục Hán yếu nhất, vì sao sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng không dưỡng già mà lại phải 5 lần Bắc phạt?

Ngày nay, ngôi mộ được cho là của Vũ hầu đã được giới khảo cổ Trung Quốc phát hiện. Khi được tìm thấy, ngôi mộ của Khổng Minh không hề có dấu hiệu bị xâm phạm mà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn sau gần 2 thiên niên kỷ.

Vậy điều thần kỳ nào đã giúp nơi an nghỉ của Ngọa Long tiên sinh thoát khỏi tai mắt của thế lực Tào Ngụy cùng những kẻ trộm mộ đời sau?

Trên thực tế, phần mộ được phát hiện ở núi Định Quân có quy mô tương đối nhỏ, chỉ vừa đủ chôn một chiếc quan tài.

Thuộc hạ của Gia Cát Lượng đã tuân thủ theo lời trăn trối của ông, nên bên trong ngôi mộ cũng không chôn theo bất kỳ vật phẩm đáng giá nào. Hơn nữa, bên trên mộ bia của Khổng Minh còn có khắc một dòng chữ với nội dung đại ý là:

“Ta đời này rất nghèo, không có vật tùy táng, các người cũng đừng tốn công vô ích”.

Động cơ chủ yếu của những kẻ hành nghề trộm mộ chính là tài sản chôn theo người quá cố. Nếu trong mộ đã không có vật tùy táng, họ cũng chẳng hơi đâu đi phí hoài tâm tư, mạo hiểm tính mạng.

Một nguyên nhân khác lý giải cho việc ngôi mộ của Gia Cát Lượng không bị xâm phạm còn nằm ở chỗ: Hậu thế đều kính nể và ngưỡng mộ đức hạnh, tài năng của ông.

Gia Cát Lượng cả đời cúc cung tận tụy, dâng hiến đời mình cho đại nghiệp của nhà Thục Hán. Người dân Thục quốc đương nhiên sẽ không làm ra những điều bất kính như việc xâm phạm nơi an nghỉ của ông.

Hơn nữa, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện từng cho lập miếu thờ ông, cũng hạ lệnh bách tính hàng năm đều tới lễ bái, cúng tế Khổng Minh.

Theo quan niệm của người xưa, sau khi đã được lập miếu thờ, địa vị của Gia Cát Lượng sẽ được xem như thần tiên.

Xem thêm  Hé lộ manh mối nghi can tạt axit, chém chân nam Việt kiều Canada khi về quê ăn Tết

Xuất phát từ lòng tôn kính của bách tính đối với ông, ngay tới ngôi miếu thờ Khổng Minh từ trước tới nay cũng chưa từng bị kẻ trộm ghé thăm.

Những giai thoại ly kỳ về nơi an nghỉ của Gia Cát Lượng

Từ cổ chí kim, có rất nhiều giai thoại thú vị liên quan tới mộ phần của Ngọa Long tiên sinh. Trong số đó, có một giai thoai nói rằng ngôi mộ ở núi Định Quân chỉ là mộ chôn áo mũ.

Tương truyền rằng, để giữ bí mật vị trí an nghỉ của mình, Gia Cát Lượng từng để lại lời trăn trối về việc chọn nơi chôn cất: Cho 4 người lính khiêng quan tài đi một mạch về phía nam, tới khi dây đứt, gậy gãy ở nơi nào thì hạ táng nơi đó.

Lưu Thiện đã thực hiện theo di ngôn của Khổng Minh, nhưng không ngờ rằng 4 người lính kia vì quá mệt mỏi, chỉ đi được một đoạn đã đem quan tài của Gia Cát Lượng chôn bừa một chỗ.

Sau khi bị phát hiện, những kẻ này đều bị Lưu Thiện hạ lệnh xử tử. Tung tích ngôi mộ thực sự của Gia Cát Khổng Minh cũng biến mất từ đó.

Có giai thoại khác truyền lại rằng, người Trung Quốc từ xưa tới nay luôn kiêng kỵ trồng cây trên mộ, nhưng ngôi mộ của Khổng Minh lại mọc lên một cây ăn trái rất lớn.

Người đời đều tin rằng, cây ăn trái kia là hóa thân của vợ ông là phu nhân Hoàng Nguyệt Anh để “che nắng che mưa” cho đấng phu quân quá cố của mình.

Cho tới ngày nay, mộ phần Gia Cát Lượng vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. 

Kỳ thực, việc ngôi mộ ở núi Định Quân có đích thực là nơi an táng thi thể của Ngọa Long tiên sinh hay không vốn không phải là vấn đề nhất thiết phải làm sáng tỏ.

Bởi lẽ, sự tôn kính của hậu thế đối với Gia Cát Lượng vốn nằm ở tấm lòng chứ không phụ thuộc vào vị trí mộ phần.

Trần Quỳnh – Thời đại

Link