Thứ Ba, Tháng Ba 19
Shadow

Bị cô giáo gọi lên vì con hay làm những hành động “nhạy cảm”, mẹ xấu hổ đưa đi khám thì mới biết lý do giật mình đằng sau

Cô bé Lạc Lạc 3 tuổi bị cô giáo phàn nàn, vì một sự việc đáng xấu hổ, cô giáo với vẻ mặt rất nghiêm trọng nói với mẹ của Lạc Lạc: Cô bé thường xuyên cọ phần vùng kín vào góc bàn nhỏ, thời gian ngủ buổi trưa, nằm trên giường còn kẹp chặt 2 chân, làm xong điều này, mặt của cô bé ửng đỏ toàn thân toát mồ hôi, thể hiện biểu cảm rất thoải mái. Cô giáo yêu cầu mẹ của Lạc Lạc nên đưa cô bé đến bệnh viện kiểm tra.

Xem thêm  Ngôi nhà bị cháy và câu chuyện về sự ích kỷ, chân lý ai thấu hiểu sớm sẽ được sống an yên

Mẹ của Lạc Lạc sau khi nghe những lời của cô giáo cảm thấy vô cùng xấu hổ, trong tâm trí của mẹ Lạc Lạc rất rối: Lẽ nào, Lạc Lạc đã xem chương trình nào đó không phù hợp với trẻ em trên TV? Hay là cô bé thấy “trò chơi người lớn” giữa tôi và chồng? Lẽ nào Lạc Lạc phát triển sớm, cô bé mới chỉ có 3 tuổi, sau này phải làm sao?

Sau một thời gian suy nghĩ, mẹ của Lạc Lạc đã đưa cô bé đến Bệnh viện Nhi thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc), cô bé được chuyển đến Khoa Phụ khoa trẻ vị thành niên để chẩn đoán. Sau khi kiểm tra tỉ mỉ, các kết quả xét nghiệm cho thấy: âm đạo của Lạc Lạc đã bị nhiễm vi khuẩn.

con

Hóa ra Lạc Lạc bị viêm phụ khoa nhưng bé không biết biểu đạt cảm xúc của mình như nào (Ảnh minh họa)

Hóa ra, hành động bất thường của Lạc Lạc mà cô giáo nói, thực tế là biểu hiện của bệnh viêm phụ khoa. Do bệnh viêm dẫn đến ngứa, khi đó Lạc Lạc không biết biểu đạt “cảm giác không thoải mái” của mình, nên đã dùng hành động gãi, cọ xát, kẹp hai chân để giảm bớt sự khó chịu. Sau khi điều trị chống viêm, tình trạng của Lạc Lạc đã được cải thiện nhanh chóng.

Rất nhiều cha mẹ sẽ thắc mắc, trẻ nhỏ như Lạc Lạc sao đã bị viêm âm đạo? Căn bệnh tưởng chừng như chỉ có ở phụ nữ đã trưởng thành. Tuy nhiên, bác sĩ Vương Liễu, trưởng Khoa phụ Khoa trẻ vị thành niên cho biết: Trẻ nhỏ so với phụ nữ trưởng thành cũng rất dễ bị mắc bệnh viêm phụ khoa. Biểu hiện viêm nhiễm mà trẻ hay gặp là hiện tượng tiết dịch, ngoài ra, có thể kèm theo ngứa, rối loạn bài niệu: Đái dắt, buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn).

Bác sĩ Vương nói thêm: Trong số những trẻ được đưa vào khoa phụ khoa vị thành niên của Bệnh viện Nhi đồng Thâm Quyến, 70% bị viêm âm hộ, và có khoảng 10.000 trường hợp mỗi năm, trong đó nhiều nhất trẻ ở độ tuổi từ 3-12 tuổi.

Bác sĩ Vương chỉ ra những việc cha mẹ cần làm để ngăn ngừa bệnh phụ khoa ở trẻ nhỏ:  

1. Điều quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Mỗi ngày đều phải rửa sạch bên ngoài âm đạo. Tránh các loại xà bông, sữa tắm có chất tạo bọt, tạo mùi mà thay vào đó là nên sử dụng xà bông tắm có độ pH trung bình. Tắm xong nên lau khô âm hộ bằng khăn lông mềm một cách nhẹ nhàng.

2. Dụng cụ tắm rửa của trẻ phải riêng biệt, không nên giặt chung lẫn với quần áo lót của người lớn, quần áo cố gắng được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

3. Cha mẹ nên giúp trẻ hiểu rõ kỹ năng sống, phải biết coi trọng việc làm sạch sau khi đi đại tiểu tiện. Sau khi tiểu tiện, giấy vệ sinh phải mềm, đảm bảo chất lượng để sử dụng lau khu vực quanh âm hộ. Đặc biệt, khi đại tiện nên lau từ phía trước ra phía sau để tránh vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.

con

Cha mẹ nên giữ vệ sinh hàng ngày cho con để trẻ tránh mắc bệnh “khó nói” kể trên (Ảnh minh họa)

4. Tẩy giun định kỳ cho trẻ, tránh cho trẻ mặc quần lót chất liệu nilon, sợi hóa học hoặc quần bò, cố gắng mặc đồ cotton, thoáng khí, quần áo rộng.

5. Nếu mẹ bị viêm âm đạo, các thành viên trong gia đình có bị nấm ngoài da, đều cần phải chú ý, để tránh lây nhiễm cho trẻ. Trẻ không được ngủ dưới đất, khi ngủ vào buổi tối cần cho trẻ mặc quần áo ngủ, thoáng mát.

6. Mẹ cũng nên phải làm tốt công việc giáo dục giới tính cho trẻ. Dạy con cách tự bảo vệ mình khi chơi bên ngoài, không được chơi ở khu vực đất cát bẩn.

Ngoài ra, nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị viêm phụ khoa nên đến bệnh viện kịp thời. Trước khi chẩn đoán 3 ngày không được dùng thuốc, bằng không sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Khánh Ly- Heino

Link