Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Các triệu chứng sớm đáng chú ý của bệnh ung thư hạch: Biết sớm một chút, cứu sống cả đời

ung thư hạch

Bệnh ung thư hạch (lymphoma) hiện đang có tỉ lệ mắc bệnh tăng dần lên. Theo các bác sĩ, nếu phát hiện sớm sẽ làm tăng khả năng điều trị và chữa khỏi, phát hiện muộn sẽ nguy hiểm.

Các triệu chứng sớm của ung thư hạch ai cũng nên ghi nhớ

Ung thư hạch (hay còn gọi là u lymphoma, ung thư hạch bạch huyết) hiện đang trở nên rất phổ biến, vì vậy, các biểu hiện sớm của bệnh ung thư hạch này chắc chắn là điều mà nhiều người cần phải quan tâm.

Những dấu hiệu sớm nhất của bệnh ung thư hạch là gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa Ung thư trên kênh Sức khỏe (TQ), đây là một bệnh ung thư được xác định khi trong người xuất hiện khối u ác tính, nguyên nhân mắc bệnh hiện tại vẫn chưa được các chuyên gia công bố rõ ràng.

Chỉ biết rằng, trước khi được phát hiện cơ thể có khối u, sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, khó thở, hơi thở ngắn và sưng phù đường hô hấp có thể xảy ra, và một số bệnh nhân thậm chí có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân.

ung thư hạch

Đối với bệnh nhân, sự hiểu biết kịp thời về các triệu chứng bệnh là rất cần thiết. Các biểu hiện sớm của bệnh ung thư hạch là gì? Chúng ta hãy ghi nhớ các thông tin quan trọng sau đây.

Các triệu chứng sớm của bệnh ung thư hạch

1, Thiếu máu

Theo nghiên cứu thống kê lâm sàng, có khoảng 10- 20% bệnh nhân bị ung thư hạch ác tính có biểu hiện thiếu máu tại thời điểm thăm khám, hoặc thậm chí xuất hiện khoảng vài tháng trước khi các hạch bạch huyết sưng phồng lên.

Đối với những bệnh nhân đã rơi vào giai đoạn bệnh tiến triển (nặng hơn) thì bệnh thiếu máu đã thể hiện một cách rõ ràng. Thiếu máu giống như là một yếu tố chắc chắn để dự đoán mức độ của bệnh ung thư hạch.

Xem thêm  Cách ăn cực dễ giảm 30% nguy cơ chết sớm vì ung thư, đột quỵ

Một trong những tiêu chí quan trọng để chẩn đoán bệnh ung thư hạch trên lâm sàng có đang tiến triển nhanh hay không, các bác sĩ sẽ xem xét đến yếu tố thiếu máu nhiều hay ít và tỉ lệ đông máu nhanh hay chậm để lấy làm cơ sở xác định bệnh.

ung thư hạch

2, Suy giảm chức năng miễn dịch

Đây là khả năng phổ biến của những người có bệnh ung thư hạch, đặc biệt là những người ở giai đoạn nặng, bệnh càng tiến triển khi khả năng miễn dịch của cơ thể càng giảm sút.

Bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng trong hệ thống thần kinh trung ương, viêm màng não hoặc u nang não có thể xảy ra, và những bệnh này rất có hại cho cơ thể và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Bệnh ung thư hạch ác tính thường đi kèm với xuất huyết não ở phân nửa bệnh nhân.

3, Sưng hạch bạch huyết

Nghiên cứu thống kê lâm sàng cho thấy, nhiều bệnh nhân bị ung thư hạch ở giai đoạn sớm không có cảm giác đau. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng hơn thì dần dần xuất hiện.

Các hạch bạch huyết sẽ dần dần phát triển, từ giai đoạn có kích thước bằng đậu nành nhỏ rồi lớn hơn như kích thước của quả táo tàu.

Độ cứng của hạch bạch huyết này thường có mức độ trung bình, rất cứng và đồng nhất. Những hạch này thường không bám dính vào da, đến giai đoạn giữa và giai đoạn phát triển, chúng có thể tách rời hoàn toàn với da và có thể cử động di duyển được dưới vùng da.

Đến giai đoạn cuối, ung thư hạch sẽ phát triển đến mức rất to, kết hợp lại với nhau thành 1 khối to, có những người có thể có khối u với đường kính lên tới 20cm trở lên.

Xem thêm  Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhiệt đới: Hết 36.000 đồng hay mất vài trăm triệu - bạn chọn đi!
ung thư hạch

Có những người không nhớ được bản thân mọc khối u lên đầu tiên ở đâu do khối u mọc ở nhiều vị trí, vì vậy rất khó để xác định đâu là khối u “chủ”- điểm phát bệnh đầu tiên.

Bệnh ung thư hạch được các bác sĩ xem là căn bệnh khó khăn để điều trị khỏi trong thực hành lâm sàng bởi đa số người bệnh thường không biết mình có bệnh, không biết các dấu hiệu bệnh để phòng tránh và kiểm tra kịp thời.

Chỉ đến khi có dấu hiệu rõ ràng để đến gặp bác sĩ, thì mọi chuyện gần như đã an bài, mất đi thời kỳ tốt nhất để khống chế và điều trị bệnh hiệu quả. Thời gian “vàng” trong điều trị bệnh đã bị bỏ lỡ, đây cũng chính là điều đáng tiếc nhất cho người bệnh.

Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với chủng u lympho Hodgkin: Giai đoạn I: Khoảng 90%, Giai đoạn II: Khoảng 90%, Giai đoạn III: Khoảng 80%, Giai đoạn IV: Khoảng 65%.

Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với chủng u lympho không Hodgkin: Giai đoạn tại chỗ: 81,6%, Giai đoạn khu vực (lây lan đến hạch bạch huyết khu vực): 72,9%, Di căn xa: 61,6%.

Vì vậy, theo các chuyên gia, bạn nên đọc kỹ các thông tin ở trên, chú ý đến các triệu chứng sớm nhất, nếu có hoài nghi, ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi bệnh ung thư hạch có thể điều trị dễ dàng nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, và quá trình điều trị cũng sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.

*Theo Cancer/Health39 (số liệu: BV. Thu Cúc)

Vân Hồng – theo Trí Thức Trẻ / Soha

Link gốc