Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

Cận thị đang trở thành một đại dịch toàn cầu lây lan từ trẻ nhỏ tới người lớn

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, tính đến năm 2050, một nửa dân số thế giới tương đương với khoảng 5 tỷ người có khả năng bị cận thị. Đây là một con số khủng khiếp so với khoảng 1,4 tỷ người bị cận thị hiện nay.

cận thị

Con số trên là kết luận của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nhãn khoa vào năm 2016. Tình trạng học tập ngày càng căng thẳng cộng với việc thiếu thời gian ngoài trời đang khiến cận thị trở thành một vấn nạn, thậm chí là “đại dịch” trên thế giới.

Tiến sỹ Denize Atan, chuyên gia tư vấn cao cấp về mắt tại Đại học Bristol cho biết, tỷ lệ cận thị đã tăng nhanh chóng trong vài thập kỷ qua và đang trở thành một đại dịch toàn cầu. Hiện nay có khoảng từ 30-50% người trưởng thành tại Mỹ và Châu Âu bị cận thị, trong khi ở các nước thu nhập cao ở Đông Á và Đông Nam Á, tỷ lệ cận thị đã tăng vọt từ 1% lên 80-90% ở lứa tuổi học sinh 17-18 tuổi.

Cận thị không chỉ đơn thuần là việc nhìn kém đi ở khoảng cách xa. Giới chuyên khoa cảnh báo, cận thị có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về mắt khác như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp hay bong võng mạc. Thậm chí, 10% người cận thị nặng còn có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

cận thị

Tỷ lệ mắc cận thị đang tăng nhanh trên toàn thế giới. Ảnh Ophthalmology

Tiến sĩ Atan chia sẻ: “Người cận thị sẽ cảm thấy ngày càng khó khăn hơn khi đọc bảng trắng ở trường, biển báo, biển số xe trừ phi họ đứng gần. Dần dần, họ sẽ phải cầm sách sát mặt hoặc ngồi gần TV hơn để nhìn rõ”.

Trong khi đó, tiến sĩ kiêm chuyên gia hàng đầu về sức khỏe mắt, Louise Gow thuộc Viện người mù hoàng gia Anh (RNIB) cho biết: “Chúng ta đều biết di truyền là một yếu tố cận thị. Nếu như cha mẹ bị cận thị thì bạn cũng nhiều khả năng bị cận thị”. Chỉ có điều đôi khi nó không phải là nguyên nhân chính.

Tiến sỹ Atan dẫn một số công trình nghiên cứu của Đại học Cardiff và Đại học Bristol, Anh Quốc cho thấy, giáo dục làm tăng tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị nhiều hơn mỗi năm. Atan kết luận, nếu trung bình một học sinh năm 16 tuổi vẫn có thị lực 20/20 thì sinh viên tốt nghiệp đại học đã cần đến kính để lái xe.

Xem thêm  Những sai lầm bếp núc chị em cần tránh khi "sống chung với mẹ chồng"

cận thị

Không phải ngẫu nghiên giáo dục lại bị quy kết là nguyên nhân chính dẫn tới vấn nạn cận thị. Chính áp lực giáo dục từ nhỏ, đặc biệt tại một số quốc gia nặng về trình độ học vấn như Đông Á, Đông Nam Á đã khiến trẻ em sớm bị cận thị hơn. Ước tính hơn một nửa trẻ em ở Đông Á đang bị cận thị khi chỉ mới bước sang năm cuối tiểu học.

Điều này không quá khó hiểu vì mắt của trẻ vẫn đang tiếp tục phát triển trong những năm tháng đầu đời. Việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm, ngồi sai tư thế khi đọc sách, xem TV hoặc bắt trẻ phải học với tần suất quá nhiều đều là những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc cận thị ngay từ khi còn nhỏ. Do thị lực của trẻ chưa thực sự trưởng thành nên nếu bị cận thị, nguy cơ biến chứng và mắc thêm nhiều bệnh về mắt khác ở trẻ càng cao.

Một lời khuyên mà Tan chia sẻ với các bậc phụ huynh, đó là hãy cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn thay vì bắt trẻ phải ngồi học quá nhiều cả ở trường và ở nhà.

Giáo sư Jez Guggenheim đến từ Khoa Đo thị lực và Khoa học Thị giác thuộc Đại học Cardiff cho biết, trong hai thử nghiệm ngẫu nhiên ở trẻ từ 6-12 tuổi tại Trung Quốc và Đài Loan, họ nhận thấy trẻ em hoạt động 40 phút ngoài trời mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị cận thị.

cận thị

Nhưng điều này không hẳn chỉ áp dụng cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên mà còn có thể áp dụng cho cả người lớn. Thực tế nghiên cứu đã chỉ ra, nhân viên văn phòng dành trung bình gần 1.700 giờ/năm trước màn hình máy tính, tương đương với hơn 70 ngày.

Nhưng tất nhiên đó chưa phải là tất cả những thứ mà một người phải tiếp xúc mỗi ngày. Ngoài màn hình máy tính còn cả màn hình smartphone và TV. Tất cả chúng đều có thể dẫn bạn tới nguy cơ bị cận thị.

Hiện đã có nhiều nghiên cứu nhắc tới những tác hại của việc sử dụng màn hình máy tính, smartphone hoặc máy tính bảng tới thị lực. Nhưng tác hại không đơn thuần do ảnh hưởng của ánh sáng xanh đối với mắt mà còn do thời gian bạn nhìn màn hình. Nhìn càng lâu, cơ mắt càng mỏi, mắt càng bị khô và không thể điều tiết được như bình thường.

Theo chia sẻ của các chuyên gia nhãn khoa, cứ mỗi 1 tiếng, bạn nên cho mắt nghỉ 5 phút, hoặc mọi người có thể thực hiện theo quy tắc 20/20/20, tức là nhìn ra xa ở khoảng cách 6 mét trở lên, trong khoảng 20 phút và 20 giây. Tất nhiên hãy nhớ nháy mắt nữa để tránh mắt bị khô.

Xem thêm  Cô gái 24 tuổi ung thư gan cảnh báo: Cần đi ngủ từ 10 giờ tối!

cận thị

Hãy chú ý để màn hình máy tính ở cách xa mắt từ 50-60 cm trở lên và bạn cũng nên điều chỉnh ánh sáng màn hình sao cho phù hợp với điều kiện môi trường, ví dụ đừng để màn hình quá sáng trong môi trường tối hoặc quá tối khi ở ngoài trời sáng. Như vậy mắt sẽ phải điều tiết và làm việc rất nhiều. Hãy lưu ý tránh xa smartphone, máy tính bảng hoặc TV trước khi đi ngủ.

Hiện nay dù chưa có phương pháp chữa trị khỏi 100% bệnh cận thị nhưng đã có nhiều cách giúp làm chậm quá trình này, ví dụ như một số loại thuốc nhỏ mắt atropin nồng độ thấp.

Ngoài ra theo Keith Tempany, cựu chủ tịch Hiệp hội Kính áp tròng Anh cho biết: “Thế hệ ngày nay đang dễ bị cận thị hơn bao giờ hết. Chúng ta không thể đứng nhìn mà không làm gì cả. Các nghiên cứu đã chỉ ra, một số loại kính áp tròng đặc biệt có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị ở trẻ lên tới 59%”.

Ví dụ, phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính tiếp xúc cứng orthokeratology (Ortho-K) giúp chỉnh hình giác mạc mà không cần phẫu thuật, không xâm lấn nhưng có thể khử độ cận tạm thời, giúp bạn không còn phụ thuộc vào việc đeo kính nữa.

Đối với phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần đeo một loại kính áp tròng cứng thấm khí vào ban đêm từ 7-9 giờ và sau đó tháo ra vào sáng hôm sau. Sau khi được chỉnh hình giác mạc, bệnh nhân có thể nhìn rõ xung quanh trong suốt cả ngày mà không cần đeo kính. Bên cạnh đó, Ortho-K còn giúp làm chậm quá trình “tăng độ” mắt ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Mặc dù tác động về lâu dài của cận thị chưa thể hiện rõ ngay trước mắt nhưng nếu không chủ động phòng ngừa từ sớm, chúng ta hoàn toàn có thể là nạn nhân của “đại dịch” cận thị và nếu cả một cộng đồng lớn mắc phải đại dịch này, sẽ rất khó để có thể chữa trị triệt để và chưa kể còn tốn kém chi phí của cả xã hội.

 

Theo VnReview

Comments are closed.