Thứ bảy, Tháng mười một 23
Shadow

Chuyên gia giáo dục: Câu nói “nó đã biết gì đâu, mới 17, 18 tuổi” của cha mẹ đã phá huỷ tương lai nghề nghiệp con em họ

Cha mẹ hay lấy mình ra để làm tấm gương cho con: “Ngày xưa mẹ cũng thích làm giáo viên, nhưng ông bà nói mẹ nên học kế toán, mẹ theo ông bà, nên giờ mẹ mới được như thế này, mẹ thấy cũng chẳng sao hết, hoặc “dọa dẫm”: Con không nghe bố mẹ, sau này con thất bại ráng chịu.

Xem thêm  Trước 12 tuổi, cha mẹ nhất định phải nói với con 8 câu đáng giá này, trẻ sẽ sớm thành công và hạnh phúc

giáo dục

“Ôi ở cái tuổi này nó đã biết gì đâu em?” – là câu trả lời của rất nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở học kỳ 1 năm học lớp 12 (hoặc thậm chí lớn hơn) khi được hỏi rằng: “Đi du học, con anh/ chị muốn học ngành gì/ sau này muốn làm gì?”

Tuy nhiên, khi tôi trực tiếp hỏi học sinh cùng câu hỏi đó, thì nhiều học sinh cũng thực sự chưa xác định được định hướng học, chỉ một ít xác định được lĩnh vực họ thích, nhưng có vẻ nghiêng theo ngành nghề do bố mẹ định hướng, lựa chọn sẵn hoặc nghiêng theo sự tư vấn bên ngoài xem “học ngành nào để dễ định cư” ở nước mà học sinh dự định đi học. Và rất hiếm học sinh biết rõ/ xác định rõ không chỉ lĩnh vực, định hướng nghề nghiệp, thậm chí cả kế hoạch đường dài trong tương lai nữa.

giáo dục

Vậy có thực sự học sinh ở cái lứa tuổi 17, 18, hoặc thậm chí 19, 20 “đã biết gì đâu” theo như quan điểm của cha mẹ chúng?

Khi gặp các em học sinh, tôi thấy thực sự thương, vì tại thời điểm rất quan trọng của cuộc đời, các em không được trao quyền quyết định cho tương lai của chính mình. Tôi đã từng bị ám ảnh bởi một trường hợp, một em nam sinh cao to, khoảng 1.75m, cùng mẹ tới gặp tôi để xin tư vấn. Khi em ngồi xuống, tôi bắt đầu chào hỏi với một vài câu hỏi sơ qua về tình hình kết quả học tập và trình độ tiếng Anh. Khi vừa dứt câu hỏi, em học sinh chưa kịp trả lời, thì đã thấy người mẹ quay sang lườm, em học sinh trả lời xong, thì người mẹ nhắc: “Nói to lên”. Nam sinh đó trong cả buổi nói chuyện mặt cúi gằm, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi. Cũng phải thôi, nếu ai trong hoàn cảnh đó, lớn thế rồi bị mẹ mắng trước mặt người khác thì đều sẽ rất xấu hổ, lâu dần sẽ thành tự ti, thiếu quyết đoán.

Khi tôi hỏi: “Em thích học ngành gì?” Học sinh chưa kịp trả lời, thì người mẹ nói thay luôn: “Nó chưa biết gì đâu, em tư vấn cho chị nên học ngành gì sau này dễ định cư lại, chị quyết định cho nó”. Tôi đã nghe câu nói này nhiều rồi, nhưng lần này cảm giác của tôi khác, tôi thực sự thấy thương em, vì trước mắt tôi là hình ảnh một cậu bé trong thể xác to lớn, nhưng đang rụt rè cúi gằm mặt, và bị mẹ đối xử như một đứa trẻ 6 tuổi, và tôi thấy sau đó là một loạt những ức chế về mặt tinh thần và những hậu quả về sau.

Học sinh đến tuổi trưởng thành cần xác định được rõ giữa các vấn đề “sở thích”, “khả năng’’ và “nhu cầu thị trường”. Các trường hợp khó thường là học sinh không tìm được nhóm nghề nghiệp chung giữa “sở thích cá nhân”, “khả năng của bản thân” và “nhu cầu của thị trường”. Một số khác lại gặp khó khăn ở việc: “Thực sự em không biết em thích cái gì”.

Cha mẹ hay lấy mình ra để làm tấm gương cho con: “Ngày xưa mẹ cũng thích làm giáo viên, nhưng ông bà nói mẹ nên học kế toán, mẹ theo ông bà, nên giờ mẹ mới được như thế này, mẹ thấy cũng chẳng sao hết.., hoặc “dọa dẫm”: Con không nghe bố mẹ, sau này con thất bại ráng chịu.

Vài tháng trước, tôi từng gặp một em học sinh học rất giỏi, điểm tổng kết lớp 11 là 9,0, điểm IELTS 7.5, học một trường danh tiếng. Em biết rõ rằng, em thích học ngành Kinh Tế , nhưng lựa chọn đi du học của em là ngành Khoa học Máy Tính. Tôi hỏi em tại sao? Em đã nghĩ kỹ chưa? Em nói rằng, vì bố mẹ em định hướng cho em như thế, em nghĩ là em theo ngành như bố mẹ định hướng sẽ an toàn hơn, em sợ đi theo ngành em thích, sau này “đầu ra” sẽ khó, trong ánh mắt em lúc đó tôi thấy ánh lên sự lo sợ phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình và đặc biệt, tôi cảm thấy một sự chán nản khi em phải nói về chuyện công việc sau này.

giáo dục

Đi học đừng sợ xấu hổ vì học dốt, mà nên xấu hổ khi không có ước mơ

Sự tự lựa chọn luôn đi kèm với việc tự chịu trách nhiệm, đó là điều hiển nhiên của cuộc sống này, và con trẻ cần phải tập với điều đó từ khi còn nhỏ. Khi một người đã xác định tinh thần “tự lực cánh sinh” thì con cũng sẽ phải thực sự tìm hiểu sâu sắc để đưa ra quyết định, và thậm chí có kế hoạch thực hiện, nghiêm túc và nỗ lực thực hiện kế hoạch đó. Vì đi du học không bao giờ và chưa bao giờ là dễ dàng và trải toàn hoa hồng cả, mà sẽ là chặng đường dài khó khăn nhiều thăng trầm, người thành công sẽ là người chăm chỉ, kiên định, kiên trì, và bền bỉ. Còn nếu như con trẻ đi theo sự lựa chọn của cha mẹ, nếu một lúc nào đó, trên chặng đường đi của mình, khi gặp khó khăn, con trẻ cũng sẽ tìm ra được lý do để “đổ trách nghiệm” cho 1 người/ 1 yếu tố khách quan khác.

Tôi gặp không ít những trường hợp, những sinh viên đang học giữa chừng, bị bố mẹ phát hiện học tập không tốt thì đã giải thích/ than thở với bố mẹ rằng học khó quá, điểm kém quá, học không hứng thú, ngành nghề học không phù hợp, không hay… và lí do “không phải vì em không cố gắng, nhưng mà thầy giáo thế nọ… trường thế kia… nhà em ở thế nọ… điều kiện đi lại khó khăn… thời tiết khắc nghiệt… các bạn trong lớp thế nọ thế kia… hoặc không thấy hứng thú với ngành này, con học không hợp…”.

giáo dục

Tôi nhớ đọc ở đâu đó về giáo dục Nhật Bản, trẻ con tiểu học ở Nhật, đi học không sợ sẽ bị xấu hổ vì học dốt, mà chỉ xấu hổ khi không có ước mơ, khi có ai đó hỏi “ước mơ của cậu là gì” – và trả lời “tớ không biết” – đó mới là điều xấu hổ nhất. Mẹ tôi làm giáo viên tiểu học, mẹ tôi đã chứng kiến bao nhiêu thế hệ học sinh, có những bạn tiểu học học rất giỏi, nhưng càng lớn học càng dốt dần, có những bạn thậm chí học tới cấp 3 vẫn giỏi, thi đại học điểm cao, vào trường “top” lúc bây giờ, thế mà khi vào đại học, 1,2 năm lại bị đuổi học vì mải chơi điện tử, bị trượt quá nhiều môn. Vấn đề ở chỗ, các bạn đó chỉ biết đi học để học giỏi, và để đỗ vào đại học thôi, và các bạn ấy không có ước mơ ra trường sẽ làm gì… như thế nào? Còn có những bạn, lớp 10, 11 vẫn học dốt thuộc dòng các biệt.

Quyết định chọn ngành nghề khi đi du học là một quyết định cực kỳ khó. Vì khi đi du học, tiền bố mẹ đầu tư cho con đi du học mỗi năm đâu có nhỏ, không phải nhà nào cũng có ngân sách xông xênh để nói rằng: “nó học 1 năm không hợp, thì đổi sang ngành khác học”. Tôi biết có những bạn ở nhà học rất giỏi, nhưng khi đi du học mới thấy không hợp, và rồi dần dần thấy “không thể học được”, rồi thi trượt nhiều môn, không ra được trường, học hành lỡ dở…

Vậy nên như thế nào nếu như ngành bạn định học không phải là ra trường có “tiềm năng xin việc” ? Theo đuổi đam mê, sở trường hay theo nhu cầu của thị trường? Lời khuyên của tôi là: Hãy xác định rõ “mục tiêu đi du học” của bạn là gì và sau đó lên “kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó”? Là định cư ở nước ngoài và làm nghề gì cũng được? Hay mục tiêu là được học tập ở nước ngoài và trở thành 1 người giỏi trong lĩnh vực của bạn, và bạn sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể, nơi làm việc của bạn là Việt Nam hay đất nước nào không quan trọng?

Xem thêm  Trẻ em Nhật luôn an toàn, tự lập nhờ được mẹ rèn 7 kỹ năng này từ khi lọt lòng

Theo Anh Thư, Trí thức trẻ, cafebiz

Link