Chủ Nhật, Tháng Một 5
Shadow

Còn giữ suy nghĩ lệch lạc về 12 điều này, chắc chắn bạn chưa phải là người trưởng thành!

Hãy thử nghĩ về chính mình, một nhân vật phụ trong cuộc đời của bản thân, người luôn đứng mé bên những thành công của người khác chỉ vì sự tự ti và những nỗi âu lo kiểu người ta nghĩ gì về mình; hôm qua nhìn mình thì chị ý cười, hôm nay nhăn nhó thế hay ghét mình rồi, sao mình nói không ai coi trọng, mình vô dụng… Người trẻ có đang tự biến mình thành mảnh ghép lạc lõng trong đời người khác?

1. Tính cách là do gia đình trao truyền. Thái độ và tâm trạng là do bạn bè tạo nên. Tôi vừa nói là: “Tao có cái này hay lắm,” con bạn chỉ ngó lơ “Thế à” xong quay đi. Thái độ đấy của bạn ấy tạo nên trong chúng ta rất nhiều loại cảm xúc và tâm trạng. Và khi chúng ta lớn lên, chúng ta vẫn sống với những vết thương ấy. Chúng ta rất sợ thái độ của người ngoài, rất sợ tâm trạng ở trong mình và điều này nó khiến chúng ta trở nên rất yếu đuối, bạc nhược.

2. Hãy nhớ là thế giới bạn bè giống thế giới tình yêu, nó là một thế giới để khoe mẽ. Và nếu chúng ta không vượt qua sự khoe mẽ, chúng ta rất yếu đuối.

3. Nếu bạn cứ mang tâm lí “Họ nghĩ gì về mình nhỉ?” thì bạn sẽ yếu đuối lắm, bạn sẽ dễ bị bóp nát bởi bất cứ ai, bất cứ lời sỉ nhục nào. Và thể chúng ta luôn tự thấy mình thua kém bên ngoài, chúng ta sẽ không bao giờ vui vẻ đích thực, luôn âu lo, luôn tủi thân.

trưởng thành

4. Khốn khổ là, người Việt có một cái máu tủi thân. Làm gì cũng tủi thân. Nên đối với người Việt, vấn đề không phải là tự tin, vấn đề là đừng tủi thân. Vấn đề không phải là dám bị ghét, vấn đề là đừng tủi thân.

5. Một người đã đánh mất việc thấu hiểu những giá trị trong mình như khả năng lắng nghe, sự chăm chỉ… chỉ sống bằng những thứ sĩ diện bề ngoài, đã quen chứng tỏ với bạn bè, thì người đấy sẽ luôn luôn yếu đuối, dễ bị chi phối, dễ bị thao túng. Người đấy dù có tỏ ra mạnh mẽ thế nào, trái tim họ là của một con mèo nhỏ – thế thôi!

Xem thêm  Nếu không phải là một cái cây, lý gì bạn lại ở yên một chỗ?

6. Sự thật là, có một số người hay hát tiếng Anh là những người rất yếu đuối. Họ phải mượn cả ngoại ngữ để phô trương bản thân, họ cảm giác mình đặc biệt hơn đồng loại mà. Đấy là một cảm giác yếu đuối. Cho nên, những người thường nghe nhạc dân ca, nhạc cổ truyền, nhiều khi họ lại rất mạnh mẽ, rất tự tin.

trưởng thành

7. Giả sử ai đó bị một chút khiếm khuyết về thân thể như răng hơi hô, mắt to mắt bé, bị béo phì… thì chỉ có hai loại thái độ chính đó là, một kiểu người chuyên đi tìm những thứ để cười nhạo, âm thầm bài trừ và một loại đi tìm những thứ khuyếm khuyết, yếu đuối để chi phối. Người ta đẹp đẽ hay người ta thành công, chúng ta vẫn luôn luôn có xu hướng tìm khiếm khuyết của người khác để hoặc là để cười nhạo, hoặc là lợi dụng. Đáng buồn là như vậy.

8. Một thế giới lành mạnh luôn nhấn mạnh đến giá trị. (Mày đã rất chăm chỉ và cố gắng đó mới là điều quan trọng). Một thế giới đểu giả, luôn nhấn mạnh đến khiếm khuyết (do mày chưa… nên mới…) hay vẻ bên ngoài của câu chuyện (trông thế đẹp rồi… nhìn hơi…), hoặc luôn nhấn mạnh đến thành tích thành quả mà không nhìn vào quá trình (mày được top 3 là sướng rồi vui lên).

9. Cái đáng buồn nhất ở trong thế giới bạn bè là đánh giá nhau: Thằng đấy không giỏi, thằng đấy khôn. Đánh giá về năng lực là điều hình thành từ thời niên thiếu. Ví dụ trong lớp khi một học sinh được điểm 10 hoặc 3 thì họ sẽ nói là “Nó giỏi”, “Nó kém”. Thói quen đánh năng lực người khác.

Xem thêm  Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh từ trần ở tuổi 99

trưởng thành

10. Có 2 kiểu người: (i) người hay được bạn bè khen mặt đẹp; (ii) tất nhiên, ít người bị chê hẳn là “Mặt mày xấu”, nhưng tự bạn luôn “biết là” bạn bè thấy mình không xinh. Hai kiểu người này đối với họ, khuôn mặt quan trọng hơn tất cả. Thế giới bạn bè độc địa lắm, bạn đừng tưởng những người xinh mà là sướng đâu. Những người xinh đẹp đấy khi bị gieo cái ảo tưởng này vào trong, họ cũng không bao giờ tự tin nữa, luôn lo lắng và “muốn mình xinh hơn”.

11. Chúng ta muốn mình đẹp đẽ hơn trong mắt người khác, đây là một động lực khiến chúng ta trở nên tệ hại, khiến chúng ta trở nên nhỏ bé.

12. Bạn bè là “thứ” rèn luyện ở chúng ta sự phô trương – những sự phô trương giả tạo, ta muốn họ nghĩ là ta vui vẻ, hạnh phúc, nhiều bạn bè… Cho nên, khi trải qua thời thiếu thời ấy xong, có một động lực đơn giản ở trong chúng ta là chúng ta tìm cách che giấu mình trước bạn bè và nén đau khổ vào bên trong.

trưởng thành

Tất cả những điều này cho chúng ta biết một vài sự thật. Nhưng biết rồi thì sao? Chúng ta có thay đổi không? Không. Vì nhiều hơn những sự thật đã biết chúng ta sẽ phải học cách vượt qua ngày thanh xuân và thiếu thời ấy, vượt qua những đau đớn của tuổi ấu thơ ấy, bằng cách đối diện với thái độ của người ngoài và đối diện với tâm trạng của chính mình. Nhưng đối diện thế nào đây? Cần làm gì đây?

*Bài viết được trích từ tác phẩm của tác giả Oopsy, bộ sách tâm lí “Mùa hè năm ấy tôi đã biết ai thật sự là bạn thân” và “Tôi đã sinh ra một lần nữa”.

PV- Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: Cafebiz

Link gốc