Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Danh nhân 112 tuổi ‘chưa đi viện, không uống thuốc bổ’ tiết lộ 5 bí quyết sống khỏe mạnh

sống khỏe

“Vua” ngôn ngữ TQ đã sống 112 tuổi một cách khỏe mạnh, hạnh phúc nhờ kiên trì 5 bí quyết khoa học, đơn giản. Đây là kinh nghiệm rất quý giá mà bạn nên tham khảo, ứng dụng cho mình.

Người phát minh ra chữ phiên âm latin Trung Quốc đã sống đến 112 tuổi như thế nào?

Cụ ông Chu Hữu Quang là một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Trung Quốc. Ông là một trong những người đầu tiên sáng tạo và góp phần cho ra đời cách phiên âm latin chữ Trung Quốc như đang dùng hiện nay, vì vậy, ông được người đời gọi với cái tên khác là “Cha đẻ của phiên âm tiếng Trung Quốc”, hay “vua” ngôn ngữ Trung Quốc đương thời.

Những thành tựu mà ông có được trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và văn học Trung Quốc được đánh giá đặc biệt cao, mới đây, ông đã qua đời, hưởng thọ 112 tuổi, để tại cho hậu thế những di sản cá nhân đồ sộ, vô giá và có thể được lưu danh trong sử sách Trung Quốc.

Nhưng điều đáng nói nhất, chính là yếu tố nào đã khiến ông có thể sống thọ đến ngưỡng tuổi ấy? Theo những bài viết và lời chia sẻ của ông thì điều này thật không khó lý giải.

Ông vốn là người có thể chất rất yếu khi còn nhỏ, thời niên thiếu cho đến thanh niên vẫn mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh lao, trầm cảm, nhưng nhờ đâu mà ông có thể sống lâu như vậy mà chưa từng cần dùng đến thuốc bổ, từ khi trưởng thành đến nay chưa phải đi viện?

Lời khuyên của ông chỉ vẻn vẹn trong 5 điều đơn giản, bạn hãy thử xem bản thân mình có thể làm được không.

sống khỏe

1. Cuộc sống phải có nguyên tắc, nguyên tắc phải dựa trên khoa học

Ông Chu cho biết, bản thân ông và vợ thời trẻ vốn có thể chất không được khỏe mạnh bình thường, tại sao có thể sống trường thọ được như vậy là một bí quyết đứng ở đằng sau.

Đầu tiên, ông duy trì việc áp dụng lối sống có nguyên tắc, khoa học, trật tự theo quy luật, nhưng những điều đó đều dựa trên cơ sở khoa học. Tức là, nếu có lối sống khoa học, làm việc nghỉ ngơi hợp lý thì mọi cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động trơn tru, hiệu quả, duy trì được “phong độ” rất tốt. Toàn bộ cơ thể sẽ tràn đầy sức sống, từ đó tạo nên sự khỏe mạnh.

2. Phải biết tu luyện bản thân, hạn chế tức giận, đừng trừng phạt bản thân với những sai lầm của người khác

Xem thêm  Tài xế container tông chết người ở Long An không thừa nhận dùng heroin

Nhắc đến bí quyết sống thọ, ông Chu nói rằng, cần phải làm cho được một việc, đó là “bỗng nhiên gặp một chuyện giật gân cũng không bất ngờ, bỗng nhiên gặp chuyện khó chịu cũng không nổi giận”, hay nói nôm na là không biết sốc mà cũng không biết giận, bình lặng trước mọi điều diễn ra trước mặt.

Làm người nên tìm cách để có được tư duy rộng mở, ít khi tức giận, gặp phải khó khăn thì chỉ cần mở rộng suy nghĩ của mình, mọi chuyện sẽ từ từ được giải quyết.

Trong cuộc sống hàng ngày, những điều không vừa ý xảy ra thường xuyên, trong 10 điều thì phải có đến 8 – 9 điều không vừa với ý mình, không thể nào mọi việc đều xuôi chèo mát mái, thuận lợi, suôn sẻ. Nếu bạn có lỗ hay thiệt thì cũng chỉ lỗ ít thôi, chẳng có gì là to tát để suy tính thiệt hơn quá mức.

Nếu không tức giận, sẽ không sinh bệnh. Nếu con người cứ coi trọng quá mức những vấn đề ngoài bản thân mình (quan tâm chuyện thiên hạ) thì tinh thần sẽ vô cùng đau khổ và bị tác động bởi những chuyện (không đâu) như vậy.

3. Vợ chồng hòa thuận, thân mật, yêu thương

Khi nói đến bí quyết sống thọ, ông Chu thường xuyên nhắc đến người vợ Trương Doãn Hòa của mình. Vợ ông cũng là một người nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Hai vợ chồng ông có sở thích uống cà phê, uống trà cùng nhau. Họ có chung quan điểm rằng, vợ chồng sống với nhau không phải chỉ có mỗi tình yêu, mà còn có cả sự tương kính.

sống khỏe

Theo quan điểm của người xưa, vợ chồng tương kính như thân, ông luôn thân thiết và kính trọng vợ. Khi uống trà hay cà phê thậm chí còn cụng ly với nhau, mặc dù đây chỉ là hành động nhỏ, nhưng có thể làm tăng cảm xúc ngọt ngào thân mật giữa 2 vợ chồng, giúp cho gia đình ngày càng ổn định và hạnh phúc.

sống khỏe

4. Không ăn uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng, chưa từng phải nằm bệnh viện

Ông Chu có một bí quyết duy trì sức khỏe độc ​​đáo, đó là từ thời trẻ cho đến già ông không bao giờ ăn uống thuốc bổ, thực phẩm chức năng và hiếm khi phải đến bệnh viện.

Ông Chu có một câu nói nổi tiếng “Con người ta không phải do đói mà chết, mà là do ăn mà chết. Con người không nên ăn uống bạt mạng, sơn hào hải vị ăn đầy mồm, chua cay mặn ngọt trên rừng dưới biển đều ăn đến chết không dừng. Không những thế, ăn uống tạp nham, ăn lấy ăn để là cách ăn gây hại cho cơ thể nhất.

Xem thêm  Hà Nội: Phẫn nộ cảnh võ sư đánh vợ mới sinh con 2 tháng dã man

Mọi người nên chú ý đến câu nói này trước khi ăn: “Bệnh từ miệng mà ra”. Nhiều người, vui cũng ăn, buồn cũng ăn, tụ tập bạn bè cũng ăn, một mình cô đơn cũng ăn uống, ăn nhiều đến nỗi “thủng nồi trôi rế” thì không thể tránh được bệnh tật tấn công không sớm thì muộn.

sống khỏe

5. Duy trì cuộc sống đơn giản, tuân thủ nguyên tắc “3 không”

Ông Chu cho rằng, trong nguyên tắc dưỡng sinh của mình, ông đặc biệt chú trọng đến lối sống đơn giản, kiên trì theo đuổi “chủ nghĩa 3 không” mà ông cho rằng nó giản tiện, bớt hào nhoáng, giảm phiền phức, rất có lợi cho sức khỏe.

Một là không làm di chúc

Hai là không tổ chức sinh nhật

Ba là không ăn Tết rầm rộ

Theo ông Chu, cuộc sống nên tạo cho mình sự đơn giản: Ngủ nghỉ, ăn uống, đọc sách, viết lách, mỗi tháng đều cố gắng có những tác phẩm được đăng báo. Mặc dù khi có tuổi, ông không còn làm các nghiên cứu sâu về chuyên ngành của mình, nhưng bản thân ông vẫn viết những điều mới mẻ về lĩnh vực ngôn ngữ.

Ông chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức ngôn ngữ mới trong lĩnh vực của mình và viết ra thành những tác phẩm dưới góc nhìn và quan niệm của bản thân để cung cấp cho độc giả.

Trong ăn uống, ông cũng duy trì sự đơn giản nhất có thể: Ông ăn những thực phẩm phổ thông như trứng gà, rau xanh, đậu phụ, sữa. Uống trà và cà phê hàng ngày.

Trong cuộc sống đời thường thì nên càng đơn giản càng tốt, điều này có nghĩa là nhu cầu của cuộc sống hàng ngày ông cố gắng hướng tới sự đơn giản hóa, giữ cho tâm trạng vui vẻ, ổn định, khi tâm thái an lạc thì sống thọ là điều sẽ đến một cách tự nhiên.

Đối với người Trung Quốc, ông Chu không chỉ là nhân vật kiệt xuất trong lĩnh vực mà ông đã từng làm, mà còn là một nhân vật điển hình trong việc duy trì lối sống khoa học, khỏe mạnh. Trên đây là những điều mà ông đã đúc kết lại trong suốt cuộc đời dài 112 năm của mình, chỉ 5 điều ngắn gọn, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho chính mình.

Vân Hồng – Theo Trí thức trẻ

—-

Nguồn: soha

Link gốc