Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Đừng vội mừng nếu giảm cân đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của 9 căn bệnh nguy hiểm

Nếu ăn kiêng để giảm cân thì đó không có vấn đề gì cả, nhưng khi cơ thể đột nhiên sút cân rất nhanh, hãy nghĩ ngay đến 1 trong 9 bệnh sau.  

“Nếu bạn mất từ ​​5 đến 10% trọng lượng cơ thể trong 3 đến 6 tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ”, tiến sĩ Lecimi Srinas, phó giáo sư về bệnh tiểu đường, nội tiết và bệnh xương ở Ikan cho biết.

Ví dụ, nếu giảm trọng lượng từ 68 ký xuống còn 61 ký trong vài tháng thì không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu cân nặng giảm đột ngột chỉ trong vài tuần hoặc 1 tháng thì có một cái gì đó sẽ không còn hoạt động bình thường nữa.

Việc xuống cân đột ngột có thể gây ra những hậu quả như:

1. Ung thư

Khi áp dụng chế độ giảm cân, nếu không có gì thay đổi đặc biệt về lượng thức ăn, thói quen tập thể dục, mức độ căng thẳng, thuốc… thì cân nặng sẽ giảm từ từ. Thế nhưng nếu không áp dụng chế độ ăn kiêng mà vẫn giảm cân thì đó lại là vấn đề rất đáng lo ngại. Đó có thể là hội chứng của suy mòn trong ung thư (cancer cachexia).

Khi bị ung thư sẽ gây ra sự thiếu cân bằng giữa protein và năng lượng, khiến cho cân nặng đột ngột giảm. Ung thư dạ dày, tuyến tụy, phổi… đặc biệt là ung thư trực tràng thì dấu hiệu giảm cân thường là rất phổ biến.

Xem thêm  39 thực đơn ăn kiêng Eat Clean giúp đánh bay mỡ bụng chào hè hiệu quả

2. Stress

Có rất nhiều người gặp rắc rối trong công việc, áp lực về gia đình, căng thẳng xã hội khiến cho họ cảm thấy không thiết tha việc ăn uống. Sự thèm ăn giảm đi có liên quan đến hormone giải phóng corticotropin ngăn chặn sự thèm ăn. Nếu liên tục không muốn ăn, không thèm ăn, chỉ nạp vào cơ thể lượng nhỏ thức ăn, không đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể thì việc sút cân chắc chắn xảy ra.

3. Bệnh về đường ruột

Bệnh Celiac, bệnh Crohn khiến cho cơ thể không dung nạp lactose gây tổn thương đường ruột, khiến chất dinh dưỡng không được hấp thu, gây ra vấn đề sụt cân. Rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra sụt cân.

4. Bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường sụt cân rất nhiều, thường xuyên cảm thấy khát và phải đi vệ sinh liên tục, mắt trở nên mờ hơn, tay chân tê cóng và cảm thấy đau nhức khắp người.

5. Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp liên quan tới sự trao đổi chất của cơ thể, nếu có vấn đề chắc chắn sẽ liên quan đến cân nặng. Sự trao đổi chất có ảnh hưởng tích cực đến giảm cân nhưng nếu nó diễn ra quá nhanh sẽ trở nên phản tác dụng. Những biểu hiện liên quan tới tuyến giáp như giảm cân nhanh, tăng nhịp tim, lo âu, mất ngủ thường xuyên.

Xem thêm  Uống nước sôi để nguội, đun đi đun lại gây ung thư? Đây là câu trả lời bạn cần biết sớm

6. Suy thượng thận

Nếu cơ thể không sản xuất đủ cortisol sẽ dẫn đến suy thượng thận (còn gọi là bệnh Addison). Những người có nồng độ cortisol thấp thường có hệ thống miễn dịch yếu, triệu chứng điển hình là giảm cân nhanh chóng, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tỷ lệ nhiễm trùng tăng cao.

7. Viêm khớp dạng thấp

1 đến 3% phụ nữ thường mắc phải căn bệnh này. Nó là một bệnh viêm mãn tính, chỉ ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể, gây giảm cân nhanh chóng. Chất cytokine không chỉ gây viêm mà còn làm mất năng lượng rất nhiều, do đó nó đốt cháy calo, chất béo nhiều hơn. Viêm khớp dạng thấp bắt đầu xảy ra trong độ tuổi từ 30 đến 50.

8. Trầm cảm

Giảm sự thèm ăn và giảm cân là triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm. Những người bị trầm cảm thường thấy cơ thể không có sức sống, không có năng lượng, không muốn hoạt động, hơn nữa còn làm thay đổi khẩu vị, giảm sự thèm ăn dẫn tới giảm cân.

9. Ký sinh trùng

Có một số triệu chứng liên quan đến ký sinh trùng, dấu hiệu phổ biến nhất chính là giun sán. Các triệu chứng thông thường sẽ là tiêu chảy, buồn nôn, biếng ăn.

Theo Dân Việt

Link gốc