Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

Giáo sư đầu ngành chia sẻ 6 bí quyết chăm sóc gan: Đừng để ung thư “ra tay” trước bạn

ung thư

Bệnh gan thường phát triển trong im lặng, khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Làm cách nào để phòng ngừa? Đây là 6 lời khuyên của chuyên gia, bạn nên tham khảo.

Tiến sĩ Đàm Cảnh Vượng, Trưởng khoa Gan ngoại khoa, Tổng Bệnh viện Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc là chuyên gia ung thư đầu ngành tại Trung Quốc, sau hàng chục năm công tác chuyên về bệnh gan, ông đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm quý giá.

Sau đây là chia sẻ của TS Vượng về những kinh nghiệm chăm sóc gan quan trọng nhất, bất kỳ ai muốn phòng bệnh hiệu quả thì đều nên trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về bệnh gan và thực hiện các giải pháp phòng ngừa.

Theo TS Vượng, sau mấy chục năm hành nghề, ông đã quen gọi bệnh ung thư gan là “căn bệnh linh hoạt”, bởi cách điều trị bệnh mỗi người mỗi khác, dựa vào từng tình trạng bệnh cụ thể, không ai giống ai, và cũng không áp dụng một phác đồ “điều trị tiêu chuẩn” cụ thể nào chung cho mọi người.

Ung thư gan, do mức độ ác tính cao, tiến triển nhanh, tiên lượng xấu, nên được gọi là “hung thần ung thư”. Chẩn đoán chung của bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối là chỉ sống thêm được 6 tháng. Điều này khiến cho ngay cả trong điều kiện công nghệ y tế phát triển, khi nhắc đến ung thư gan cũng khiến người nghe thay đổi sắc mặt.

Xem thêm  Chuyên gia ung thư: 7 bí quyết này đã giúp tôi sống cùng ung thư

Căn bệnh nguy hiểm nhưng bùng phát trong im lặng

Gan là cơ quan chuyển hóa và giải độc quan trọng nhất của cơ thể. Một khi có các vấn đề về gan, nó sẽ dẫn đến nguy cơ để chất độc lây nhiễm ra các cơ quan khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, gan lại là cơ quan “im lặng” nhất, ngoài lớp bề mặt của gan có các dây thần kinh, phần chính của gan không có các thần kinh tạo ra cảm giác đau. Khả năng bù đắp của gan rất mạnh, miễn là chỉ có 30% chức năng gan làm việc cũng có thể đảm bảo đủ chức năng duy trì cơ thể sống hàng ngày.

Đó là lý do tại sao ung thư gan giai đoạn đầu rất khó phát hiện, một khi đã phát hiện ra thì dễ bị rơi vào giai muộn.

TS Vượng nói, “Bạn muốn dựa vào các triệu chứng để xác định ung thư gan giai đoạn sớm là rất khó khăn. Ung thư gan thời kỳ đầu không có triệu chứng đặc trưng, đôi khi chỉ là sự chán ăn, mệt mỏi thiếu sức sống, nhưng nó quá giống với các triệu chứng thông thường.

Chờ đến khi có cảm giác đau, nghĩa là khối u đã phát triển trên bề mặt các nang gan, bị kích thích cơ hoành khiến người bệnh cảm nhận được triệu chứng, lúc này thì không được xem là giai đoạn sớm nữa”.

Xem thêm  Lời nhắn gửi Đại tá Hào và chuyện người phụ nữ khiến TGĐ Viettel "tan chảy"

ung thư

(Ảnh minh họa)

​​Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư gan?

Theo TS Vượng, những bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát đều bắt đầu từ cái nền bệnh gan. Đa số đều trải qua lộ trình phổ biến nhất là ”viêm gan – xơ gan – ung thư gan”.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ung thư gan, vi rút viêm gan B, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, đa số đều từ cơ sở ban đầu đó rồi tiến triển dần thành ung thư gan.

Trong đó, nguy cơ nguy hiểm nhất là các bệnh nhân viêm gan loại B mãn tính. Thống kê lâm sàng cho thấy 90% bệnh nhân ung thư gan đang bị viêm gan.

Ngoài lý do gen di truyền, bị nhiễm vi rút viêm gan B, thực tế cho thấy rất khó để khẳng định nguyên nhân gây ra ung thư gan, nhưng nếu quan tâm tốt đến hệ miễn dịch, thái độ sống, thói quen sinh hoạt và cách phòng bệnh, thì tình hình có thể được giảm nhẹ.

TS Vượng kiến nghị, nam giới trên 45 tuổi nếu bị viêm gan B thì nên đi khám bệnh 3 tháng/lần để kiểm tra sớm khả năng có ung thư hay không.

Những người bình thường chưa phát hiện có bệnh, cũng nên duy trì lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đó là cách phòng bệnh cần được quan tâm thực hiện.

6 giải pháp bảo vệ gan cần làm hàng ngày

ung thưung thư

Vân Hồng – TTT

Link