Thứ Năm, Tháng Tư 18
Shadow

Hai thành quả của Bộ Y tế: Khai tử “sữa tiệt trùng”, gọi đúng tên sữa tươi

Đây có lẽ là hai thành quả quan trọng nhất mà Bộ Y tế vừa đem đến cho người tiêu dùng cả nước, thông qua việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5-1:2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.

Các ông bố bà mẹ đang hàng ngày chắt chiu đồng thu nhập khiêm tốn mua cho con từng hộp sữa được gắn với những mỹ từ quảng cáo như tăng chiều cao, bổ sung canxi, giúp trí não phát triển… hẳn nhiên là đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ sự minh bạch hóa nhãn sữa.

Nói đúng hơn thì thứ mà người tiêu dùng được “hưởng lợi” ở đây vốn là điều đương nhiên mà các doanh nghiệp và cơ quan quản lý phải tạo ra được. Và nay nó đã thành hiện thực.

Bất kỳ ai quan tâm đến thị trường sữa dạng lỏng đều có thể dễ dàng tra cứu nội dung Quy chuẩn nêu trên tại đây – sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/3/2018.

Thành quả thứ nhất: Trả khái niệm “tiệt trùng” về đúng chỗ của nó

7 năm trước, “Sữa tiệt trùng” xuất hiện xuất hiện trong văn bản QCVN 5-1:2010/BYT với tư cách là 1 trong 7 tên gọi các loại sữa dạng lỏng trên thị trường. Về sau, thực tiễn phát triển thị trường sữa đã cho thấy cách định danh này không còn phù hợp.

Sự không phù hợp ở chỗ, giữa 6 khái niệm về sữa tươi, sữa cô đặc – tức là đều phân loại theo hình thái của sản phẩm, thì tên gọi “sữa tiệt trùng” lại là sự phân loại theo công nghệ khử khuẩn.

Xem thêm  Bạn muốn hẹn hò: Người đàn ông kể về khoảnh khắc bị "lấy đời trai", cô gái gần như câm nín

“Tiệt trùng”, cùng với “thanh trùng”, là chỉ phương thức khử khuẩn. Dù có là sữa dạng lỏng hay sữa dạng bột, đều phải dùng công nghệ này.

Đây là cách phân loại không cùng hệ quy chiếu.

Hiểu đơn giản, nó giống như chuyện ai cũng từng trải qua thời học sinh: Vào giờ chào cờ đầu tuần, giữa hàng hàng lớp lớp học sinh đồng loạt áo sơ sơ mi trắng – quần vải đen bỗng nhiên có một vài em áo phông trắng – quần bò xanh!

thành quả bộ y tế, sữa tiệt trùng, sữa tươi, bộ y tế

Sẽ không còn loại sữa có tên “sữa tiệt trùng” trên thị trường. Ảnh: Kenh14.vn

Vì thế, khi những hộp “sữa tươi thực sự” xuất hiện trên thị trường, cái tên “sữa tiệt trùng” trở nên lạc hậu. Nó không giúp người tiêu dùng phân biệt được trong vô số loại sữa dán nhãn “tiệt trùng” mà họ mua về, là “tươi” hay “pha”?

Nhưng từ nay thì sẽ khác. “Tiệt trùng” sẽ chỉ còn là… công nghệ tiệt trùng! Không phải là tên một loại sữa.

Trong QCVN 5-1:2017/BYT, loại “sữa tiệt trùng” 7 năm trước nay được quy định bằng 2 tên gọi mới: Sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng và sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng.

Thành quả thứ hai: Minh bạch ngay trong chính khái niệm “sữa tươi”

Hãy xem hai khái niệm “sữa tươi tiệt trùng” trong quy chuẩn năm 2010 và 2017.

Năm 2010. Sữa tươi tiệt trùng: Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa, có thể bổ sung đường và các loại nguyên liệu khác ví dụ như nước quả, cacao, cà phê, phụ gia thực phẩm, đã qua tiệt trùng.

Xem thêm  Bộ Y tế thừa nhận việc em chồng Bộ trưởng làm ở VN Pharma

Năm 2017. Sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng: Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu (sữa tươi nguyên liệu chiếm tối hiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng). Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng.

Sự khác nhau có thể thấy rõ là sự định tính (“chủ yếu”) đã được bổ sung bằng con số định lượng “90%”.

Nghĩa là, nếu doanh nghiệp nào bị phát hiện sản xuất “sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng” mà chỉ chứa 89,9% sữa tươi nguyên liệu cũng là sai luật!

Những vi phạm như vậy, rõ ràng rất khó xác định nếu chỉ căn cứ vào từ “chủ yếu” trên văn bản quy phạm pháp luật.

Và như vậy, kể từ 1/3/2018, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi mua sữa cho con mà không sợ “hồn Trương Ba, da hàng thịt”!

Theo Soha