Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Họ đã thâu tóm đất vàng giá rẻ như thế nào?

Những nhà đầu tư chiến lược bên ngoài vào hợp tác rồi thoái vốn, những khu đất được cho thuê sai mục đích chính là những thủ thuật để biến đất công thành đất tư trong khi Nhà nước thất thu. Hãy cùng Tuổi Trẻ điểm lại một vài dự án.

thâu tóm, đất vàng, giá rẻ, nhà đầu tư, thoái vốn

Dự án cao ốc thương mại dịch vụ và căn hộ số 504 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP.HCM, là một trong 60 dự án được Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ thanh tra – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khu đất 504 Nguyễn Tất Thành

Khu đất nằm ở quận 4, TP.HCM có diện tích đất 4.831m2 và 2.171m2 diện tích kho, trước đây do Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) thuê trả tiền thuê đất hằng năm, để sử dụng làm kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm.

Năm 2009, Casumina ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần thương mại Địa ốc Việt (Vietcomreal) và Công ty cổ phần đầu tư thương mại Hồng Phúc.

Nhưng đến năm 2014, cả Casumina và Hồng Phúc đều đồng loạt thoái vốn khỏi dự án này. Dù vậy, Casumina vẫn đại diện làm pháp nhân của dự án và ủy quyền toàn phần cho đối tác thực hiện dự án cho đến khi chuyển nhượng hoàn toàn khu đất.

Casumina thu về hơn 20 tỉ từ việc chuyển nhượng dự án, trong đó, 15 tỉ là tiền hỗ trợ di dời và 5,1 tỉ tiền chi phí lợi thế thương mại (6% giá trị mua đất). Ngoài ra, Casumina còn tiết kiệm được 1,5 tỉ tiền thuê đất phải nộp cho thành phố (theo đơn giá năm 2014).

Sau đó, UBND TP.HCM có quyết định chấp thuận cho Casumina chuyển nhượng toàn bộ dự án tổng diện tích khoảng 4.785m2 cho Vietcomreal, với giá trị quyền sử dụng đất dự án là 103 tỉ.

Xem thêm  Lộ diện bản quy hoạch đồ xộ ga Hà Nội của nhà đầu tư Nhật Bản

Như vậy, tổng số tiền Vietcomreal bỏ ra để nhận chuyển nhượng khu đất là 123 tỉ (khoảng 26 triệu/m2).

Sau khi nhận chuyển nhượng, Vietcomreal đầu tư dự án cao ốc thương mại, dịch vụ và căn hộ với quy mô 18 tầng (chưa kể tầng hầm và sân thượng), với 320 căn hộ.

Dự án được mở bán đợt đầu (năm 2016) với mức giá khoảng 29 triệu/m2, đợt cuối (năm 2017) khoảng 36 triệu/m2.

Dự án khu đất 504 Nguyễn Tất Thành là một trong 11 dự án tại TP.HCM nằm trong danh sách các cơ sở nhà, đất chuyển mục đích sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư do Bộ Tài chính gửi Thanh tra Chính phủ tham khảo, phục vụ công tác thanh tra quản lý đất đai năm 2017.

Khu đất tại số 8 Hoàng Minh Giám

Khu đất nằm ở phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, rộng gần 5.000m2 do Công ty TNHH MTV du lịch Thanh niên Việt Nam (Công ty du lịch Festival) thuê làm xưởng sản xuất gỗ.

Năm 2012, Festival hợp tác với công ty bất động sản thành lập công ty liên doanh, làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án khu thương mại, dịch vụ, văn phòng, office-tel và căn hộ.

Năm 2016, thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất khi đó số tiền tạm tính khoảng 133 tỉ, với giá đất được xác định khoảng 61 triệu đồng/m2.

Sau khi chuyển mục đích sử dụng đất, công ty liên doanh xây dựng dự án quy mô 418 căn hộ, với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 48.000m2. Hiện nay, chủ đầu tư đã hoàn thiện xong phần thô và chuẩn bị bàn giao nhà cho người dân.

Xem thêm  Hà Nội bán "đất vàng" của 8 sở, ngành di dời thế nào?

Công ty TNHH Hãng Phim truyện Việt Nam

Công ty Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) này đang sử dụng bốn khu đất gồm ba khu tại Hà Nội và một khu đất tại TP.HCM, trong đó, VFS gặp vấn đề về tranh chấp tại hai khu đất số 4 Thụy Khuê (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) và số 6 Thái Văn Lung (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).

Khu đất số 4 Thụy Khuê có diện tích hơn 5.500m2. Theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên – môi trường Hà Nội, Hãng Phim truyện Việt Nam (sau này đổi thành VFS) đã cho thuê 828m2 đất trái thẩm quyền.

Trong số đó, gần 280m2 đất cho thuê sai mục đích sử dụng đất để kinh doanh nhà hàng, ăn uống.

Còn khu đất số 6 Thái Văn Lung có diện tích khoảng 1.200m2 được Hãng Phim truyện Việt Nam thuê của TP.HCM từ năm 2003, với thời hạn thuê 4 năm.

Tuy nhiên, ngay sau đó VFS đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Xây dựng thương mại và du lịch Sài Gòn với thời hạn 30 năm.

Về vấn đề này, ông Phạm Đình Soạn – chuyên gia về tài chính doanh nghiệp – cho rằng rõ ràng từ rất lâu VFS đã có ý đồ biến đất công thành của tư khi cho thuê lại và sai mục đích sử dụng là làm phim.

thâu tóm, đất vàng, giá rẻ, nhà đầu tư, thoái vốn

Đường đi khiến “đất vàng” bị thâu tóm với giá rẻ (trái) và cách chặn việc thất thu (phải) – Đồ họa: TẤN ĐẠT

Theo Tuổi trẻ