Thứ Sáu, Tháng Tư 19
Shadow

Khủng hoảng tuổi lên 3: thời điểm ác mộng của mẹ, bé bướng, lỳ, mè nheo số 1

Lên 3,khủng hoảng
Khủng hoảng tuổi lên 3: thời điểm ác mộng của mẹ, bé bướng, lỳ, mè nheo số 1 1

Một điều mà cha mẹ cần hiểu trước, rằng con thay tính đổi nết như vậy là vì con đang lớn. Những hành động của con có thể là chưa đúng nhưng đều xuất phát từ sự trưởng thành chưa đầy đủ của con.

1. Bé bướng bỉnh vì con muốn tỏ rõ “quyền hạn” của mình

Lên 3,khủng hoảng
Khủng hoảng tuổi lên 3: thời điểm ác mộng của mẹ, bé bướng, lỳ, mè nheo số 1 2

Nhiều bé ở tuổi này luôn luôn giành đồ chơi về phía mình, không cho người khác động tới những món đồ của mình. Bé cũng có thể nói “mẹ là của Bin” hoặc không cho người khác đến gần mẹ mình.

Khi bé có những biểu hiện này, cha mẹ không nên quát mắng bé, hay giật đồ chơi từ tay bé, mà cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu cái nào là của bé, cái nào là của bạn, cái nào là của chung… Quan trọng hơn hết cha mẹ phải làm gương cho con thông qua sự quan tâm đến những người xung quanh, tạo cơ hội để con hướng đến với những hoạt động chia sẻ.

Xem thêm  'Khi nào bong bóng đầu cơ bất động sản sẽ đổ vỡ?' thành từ khoá nóng nhất Google, lượt tìm kiếm tăng tới 2.450% sau 1 tháng

Cha mẹ nên tránh dùng những lời nói mang tính “buộc tội” con là tham lam, hư đốn, không ngoan. Thật sự bé chưa hiểu được rằng không chia sẻ có nghĩa là tham lam, giật đồ chơi của bạn là hư đốn,… Cha mẹ cần diễn giải cho bé theo những cách mềm mỏng mà bé có thể hiểu được.

2. Bé chỉ làm theo ý mình bởi bé mong muốn độc lập

Lên 3,khủng hoảng
Khủng hoảng tuổi lên 3: thời điểm ác mộng của mẹ, bé bướng, lỳ, mè nheo số 1 3

 Ở tuổi này, bé nghĩ mình là trung tâm của gia đình và mong muốn độc lập, điều đó khiến bé luôn muốn làm theo ý mình. Nhưng bé chưa hiểu sự thoả hiệp giữa các lựa chọn mà chỉ khăng khăng đòi theo ý mình, do vậy, bé thường làm “sai” so với điều người lớn mong muốn ở trẻ, bắt người lớn làm theo ý mình…

Khi gặp tình huống này, thay vì ra lệnh, bắt bé phải làm theo ý mình, cha mẹ hãy khéo léo cho bé quyền lựa chọn trong một phạm vi thích hợp. Chẳng hạn: đừng la mắng để bắt bé mặc cái quần màu xanh, hãy hỏi bé là “con muốn mặc bộ quần áo xanh hay màu đỏ?”. Khi được quyền tự chọn, bé sẽ cảm thấy mình có “sự độc lập”, sẽ vui vẻ và hài lòng lựa chọn.

Nghĩa là, nếu bé có ý muốn thỏa đáng thì cha mẹ nên đồng tình và cho bé thực hiện điều ấy. Còn trong trường hợp bé có những đòi hỏi quá quắt, cha mẹ cần tỏ thái độ kiên quyết không đáp ứng sau khi giải thích cho bé hiểu lý do vì sao cha mẹ không chấp nhận ý muốn của bé. Không nên cứng nhắc ngăn cấm bé mọi điều, cũng không nên chiều theo ý bé một cách vô điều kiện.

Xem thêm  Dùng húng quế theo cách này, răng có vàng ‘khè‘ cũng trắng tinh trong phút chốc

3. Bé đòi tự mình làm mọi việc vì bé đã lớn

Lên 3,khủng hoảng
Khủng hoảng tuổi lên 3: thời điểm ác mộng của mẹ, bé bướng, lỳ, mè nheo số 1 4

 Khi được 3 tuổi, các bé bắt đầu ý thức về khả năng của mình và muốn tự mình làm mọi việc, muốn chứng tỏ mình có thể làm được. Thế nhưng các ông bà, bà mẹ lại lo lắng là bé chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân, hay làm sai nên thường không cho bé làm mà tự mình chăm sóc bé theo ý mình, không khuyến khích bé thực hiện theo ý mình. Trước sự bảo bọc này, bé lại tỏ ra chống đối, không cho bố mẹ mặc quần áo giùm, mà đòi tự mình làm chẳng hạn.

Ông bà cha mẹ nên nhìn nhận đây là cơ hội rất tốt để khuyến khích bé tự lập bằng cách để bé tự làm những việc cá nhân của mình như: tự mặc quần áo, tự xúc ăn, tham gia giúp việc nhà theo khả năng của bé như dọn bàn ăn, đi bỏ rác vào thùng, giúp mẹ nhặt rau.

Theo phunugiadinh