Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Làm việc 3 năm, lương vẫn chỉ ở mức 6 con số: Tư duy làm công đang giết chết tương lai của bạn

Sự nghiệp

Napoléon Bonaparte từng nói: “Một người có thể bay xa bao nhiêu còn phải xem tư duy của họ”. Đáng tiếc, phần lớn chúng ta hiện nay lại đều thích “bán tương lai để đổi lấy hiện tại”.

Xem thêm  Quên kỹ năng và tầm nhìn đi, đây mới là lý do thực sự khiến doanh nhân trẻ gặp sóng gió hoặc thất bại thảm hại trong những năm đầu sự nghiệp

Trong công việc, bạn sẽ rất hay gặp những câu than vãn như:

“Tôi làm việc đã 3 năm, ngày nào cũng làm việc vất vả, vậy mà lương cũng chỉ 7 triệu”

“Tăng ca mà không được thưởng thêm, tôi chẳng muốn làm”

“Nếu công ty không thanh toán được tất cả chi phí, tôi sẽ không đi học bồi dưỡng lần này”.

Trông thì có vẻ như đang chăm chỉ làm việc mỗi ngày nhưng thực ra lại chẳng thu được gì. Thấy người khác thăng chức, tiền đồ xán lạn mỗi ngày lại tiếp tục than vãn tại sao khoảng cách giữa mình và họ lại lớn như vậy. Nguyên nhân của sự kém cỏi không nằm ở may mắn, mà mấu chốt là ở sự khác biệt trong tư duy.

Mạng xã hội có một cụm từ khá hay được dùng đó là “tư duy lãnh đạo”, chỉ những người có năng lực đồng thời biết chủ động tìm cơ hội cho mình. Nhưng thực tế lại có kha khá những người đi làm bị mắc kẹt trong cái gọi là “tư duy làm công”, chỉ biết nhìn cái lợi nhỏ trước mắt vì vậy cứ luôn dậm chân tại chỗ.

Khi bạn rơi vào 3 kiểu “tư duy làm công” dưới đây, thì sự tầm thường sẽ ngăn cản bước chân của bạn.

1. Tự giới hạn bản thân, “từ chối” sự thay đổi

Kai-Fu Lee là một nhà tư bản, nhà quản trị, blogger nổi tiếng tại Trung Quốc từng chia sẻ trong một cuốn sách của mình rằng:

Trong khoảng thời gian làm việc cho Apple, cấp trên từng hỏi ông rằng: “Lee, khi nào anh mới có thể thay thế vị trí của tôi?”

Lee rất kinh ngạc, bởi khi đó ông vẫn chưa đủ kinh nghiệm cũng như năng lực quản lý.

Nhưng cấp trên lại nói với anh ấy: “Kinh nghiệm có thể bồi dưỡng và tích lũy, đừng trả lời sớm quá, tôi sẽ cho anh 2 năm, hi vọng anh có thể làm được”

Vậy là từ lúc đó, Lee bắt đầu ý thức học tập và nâng cao năng lực quản lý của mình. Quả nhiên, 2 năm sau anh thay thế vị trí của vị giám đốc hiện tại.

Thẳng thắn mà nói, Lee làm được như vậy là vì ông ấy chịu và dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Murakami Haruki, một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật từng nói:

“Có một số người, cái “Tâm” của họ chính là nhà lao nơi mà họ tự nhốt mình lại. Nực cười thay, đó lại là nhà lao duy nhất mà con người ta tự nguyện đi vào, khóa lại rồi tự tay mình vứt chiếc chìa khóa ra bên ngoài khung cửa sắt.”

Sự nghiệp

Nếu một người mãi mãi chỉ làm những chuyện trong phạm vi năng lực của mình, vậy thì thứ họ có được cũng sẽ giới hạn như chính thứ mà họ bỏ ra vậy. Không chịu bước ra khỏi vùng an toàn của mình, bạn mãi mãi chỉ có thể là một người làm công.

Xã hội mỗi lúc phát triển một nhanh, chúng ta bắt buộc phải bắt kịp với xã hội đó, phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức. Nếu cứ tự nhốt mình lại, tự giới hạn bản thân mình vậy thì mức lương 7 triệu đối với bạn mà nói có lẽ còn là cao.

Trong tâm lý học có một trắc nghiệm con bọ chét như sau: người thực hiện thí nghiệm cho con bọ vào ly thủy tinh đặt trên bàn rồi đậy nắp lại, con bọ vừa nhảy lên một phát đã có thể chạm tới miệng ly. Sau đó, người thực hiện thí nghiệm thay đổi độ cao của chiếc ly thủy tinh, con bọ cũng liên tục bật nhảy để thoát ra. Khi chiếc ly đã đến một độ cao nhất định, con bọ không thể nào nhảy với tới miệng được nữa. Cuối cùng người làm thí nghiệm mở nắp cốc thủy tinh ra, lúc này dù có lay cái bàn ra sao, con bọ cũng không nhảy nữa, bọ con giờ đã trở thành “bọ bò”.

Hành động của con bọ cũng giống với tư duy của một vài người ở nơi làm việc, tự tạo ra nhiều lớp xiềng xích rồi nhốt mình lại, không dám phá xiềng để thoát ra, cứ mãi bị chìm nghỉm trong cái tư duy làm công đó.

Dám nắm bắt sự thay đổi, không ngừng làm mới bản thân mới có thể trở thành “người trong cuộc” ở cái thời đại này.

Hãy nhớ, bất luận là đời người hay sự nghiệp, không bao giờ tồn tại cái gọi là “vĩnh viễn không thay đổi”.

Sự nghiệp

2. Khả năng kiềm chế kém, thường rơi vào “bẫy thời gian”

Rất nhiều người mang trong mình “tư duy làm công” luôn nghĩ rằng mình chỉ là đang làm việc cho người khác, dần dần rơi vào vòng luẩn quẩn của ca thán – trì trệ – tăng ca – chán nản với công việc

Rõ ràng phải hoàn thành công việc trước khi tan làm, nhưng gần đến lúc về mới bắt tay vào làm. Rõ ràng là công việc có thể hoàn thành trong một giờ, nhưng lại vừa làm vừa nghịch điện thoại, kết quả là 3 tiếng rồi vẫn làm chưa xong.

Một người có “tư duy làm công” thường sẽ có tâm lý thoái thác, thoát được việc gì tốt việc ấy, lâu dần, chỉ có thể ở mãi ở tầng lớp nhân viên, mắt nhìn cơ hội cứ thế từng chút từng chút một lướt qua.

Người không có khả năng kiềm chế tốt sẽ không có động lực hành động, mà người không hành động thì sẽ khó mà khá lên được, cuối cùng lại sẽ rơi vào cái bẫy của sự lãng phí thời gian.

Sự nghiệp

Vậy làm sao để thay đổi tình trạng này?

Chúng ta đều biết, cẩu thả, hay trì hoãn là tính cách bẩm sinh của con người, còn khả năng kiềm chế lại là thứ cần thông qua bồi dưỡng. Kiểm soát được mình nhất thời thì đơn giản, quan trọng là làm sao để có thể tiếp tục duy trì được sự kỷ luật đó.

Các nhà khoa học đã đề xuất ra “phương pháp 10 phút bồi dưỡng”, một khi bạn không thể “kiềm chế” được mình, không nhịn được muốn mở điện thoại lướt facebook, nhắn tin cho bạn bè, thì trước tiên đừng nói với bản thân rằng “không được”, mà thay vào đó hãy dừng lại công việc mà mình đang làm trong khoảng 10 phút.

Trong 10 phút này, mỗi phút hít thở sâu khoảng 4 đến 6 lần, mỗi lần hít thở mất khoảng 10 đến 15 giấy, hít thở sâu sẽ giúp điều chỉnh cơ thể và tâm trí của bạn từ trạng thái căng thẳng trở về trong khả năng kiểm soát của mình.

Động tác đơn giản này có thể làm giảm bớt sự kích động nhất thời của chúng ta, có thể giúp bạn ý thức lại được đâu là việc quan trọng cần làm hiện tại, đâu là chuyện khiến bạn lãng phí thời gian.

Khi phát hiện ra rằng chẳng cần làm gì quá vất vả, chẳng cần phải động não mà vẫn có được một khoản tiền lương lớn, thì bạn cũng đừng vui mừng quá, đó không phải dấu hiệu tốt đẹp gì. Bởi lẽ không có một công ty nào muốn nuôi một người không cống hiến được gì cho họ cả, càng không muốn dồn công sức để bồi dưỡng một người như vậy.

Một khoảnh khắc trì trệ sẽ giúp bạn đào sẵn một cái hố lớn để bạn rơi xuống trong tương lai.

Sự nghiệp

3. Chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt mà không biết nhìn xa trông rộng

Mỗi lần đến cuối tháng, thứ mà một nhân viên nghĩ đến chỉ là bao giờ mới được phát lương, tiền thưởng là bao nhiêu, năm sau có được tăng lương không.

Còn thứ mà một người lãnh đạo nghĩ lại là tôi đã bỏ ra bao nhiêu vốn và tiền lương, tương lai làm sao để kiếm ra được nhiều tiền hơn nữa, làm sao để tối đa hóa giá trị thời gian của mình và nhân viên.

Có người nói, sở dĩ có suy nghĩ khác nhau như vậy là bởi họ ở những vị trí khác nhau. Thực ra, cũng có thể nói ngược lại, tư duy không giống nhau nên địa vị mới khác nhau.

Người có tư duy làm công chỉ quan tâm thứ trước mắt, không có cái gọi là tầm nhìn. Cái gọi là tầm nhìn ý muốn nói có thể nhìn nhận và tư duy vấn đề một cách toàn diện, có hệ thống, có thể từ chỉnh thể mà nhìn ra được khuynh hướng và quy luật phát triển của sự vật, sự việc.

Trong cuốn “Luật lao động ở Toyota” từng viết: Ở Toyota, nhân viên được yêu cầu nhìn nhận vấn đề từ góc độ của một người có vị trí cao hơn vị trí hiện tại của mình. Trong nội bộ công ty, phải đứng từ lập trường của cấp trên để nhìn nhận vấn đề.

Ví dụ, bạn là nhân viên phòng kế hoạch, thứ bạn quan tâm đó là làm sao để viết ra được một phương án thật nổi bật và cấp trên có khi nào sẽ thưởng cho mình. Nhưng nếu bạn có thể nhìn nhận từ góc nhìn của cấp trên thì họ có lẽ sẽ nghĩ phương án đó thực tế không, có thể đem lại bao nhiêu lợi nhuận, có thể giúp công ty hợp tác lâu dài với bên A hay không.

Để rồi khi quay lại vị trí của mình bạn có thể thoát ra khỏi cái suy nghĩ tầm thường rằng “sai một chữ trừ 10 nghìn” hay “làm tốt sẽ được thưởng” …

Tầm nhìn của một người quyết định vị trí của người đó, và thứ quyết định tầm nhìn lại là chí hướng.

Nếu chỉ giới hạn tầm nhìn của mình ở vị trí hiện tại mà không quan tâm đến những hoạt động hay những chuyện xảy ra trong công ty thì bạn sẽ thực sự bị giam cầm trong vai trò hiện có của mình.

Công việc chỉ chiếm 1/3 cuộc sống con người nhưng lại ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bạn.

Napoléon Bonaparte từng nói: “Một người có thể bay xa bao nhiêu còn phải xem tư duy của họ”.

Xem thêm  Sự nghiệp đáng kinh ngạc của người phụ nữ vừa ly hôn tỷ phú có tài sản vượt 130 tỷ USD: Đã tới lúc 'bóng hình' đứng sau Jeff Bezos trở về với ước mơ của riêng mình?

Theo Như quỳnh- Trí thức trẻ/Soha

Link