Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Nếu trẻ có những hành vi “không ngoan” này, các mẹ nên mừng bởi chứng tỏ trẻ rất thông minh

Trong mắt người lớn, có nhiều hành vi của trẻ bị cho là “hư”, nhưng mẹ hãy mừng vì nếu con có những hành vi “không ngoan” dưới đây, chứng tỏ bé rất thông minh và dễ có khả năng thành công trong tương lai.

Xem thêm  Trước 12 tuổi, cha mẹ nhất định phải nói với con 8 câu đáng giá này, trẻ sẽ sớm thành công và hạnh phúc

Dạo gần đây, chị Linh thường cảm thấy buồn phiền. Bé Tiểu Hoa (8 tháng tuổi) bắt đầu có thói quen ngậm mút ngón tay. Chị Linh nhiều lần can ngăn nhưng bé vẫn lặp lại thói quen cũ. Không chỉ vậy, bé Tiểu Hoa còn thích xé giấy vụn khiến chị Linh phát cáu. Nhiều mẹ khi thấy trường hợp chị Linh chắc hẳn đều có sự đồng cảm, bởi nhiều trẻ càng lớn, các bộ phận chân tay phát triển linh hoạt, bản tính tò mò thích khám phá mọi thứ xung quanh cũng dữ dội hơn. Nếu thấy trẻ có những hành vi không ngoan sau, các mẹ đừng vội trách bé, bởi chứng tỏ bé là một đứa trẻ thông minh.

1. Ngậm mút ngón tay

Trẻ Thông minh

Trẻ dưới 1 tuổi sẽ bắt đầu hình thành thói quen ngậm mút ngón tay. Đây là hành vi giúp trẻ nhận biết và cảm nhận về thế giới bên ngoài. Thật ra, khi trẻ còn là bào thai ở trong bụng mẹ, trẻ đã có thói quen ngậm mút ngón tay. Đây là cách giúp trẻ rèn luyện khả năng phối hợp giữa tay và mắt, có lợi cho quá trình phát triển của trẻ.

2. Xé giấy

Xé giấy là hành vi các mẹ thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi các cơ ở tay phát triển đến mức trẻ có thể tự mình cầm đồ vật, đó là thời kỳ bắt đầu “phá phách” của trẻ. Nhiều mẹ chắc hẳn sẽ nổi điên khi thấy trẻ xé giấy và vương vãi khắp sàn nhà. Nhưng các mẹ đừng vội trách bé. Bởi điều này chứng tỏ, bàn tay của trẻ đã nắm vững kĩ năng và phối hợp động tác vô cùng tinh vi.

Trước tiên, trẻ sẽ phải cầm giấy trong lòng bàn tay. Tiếp theo, trẻ phải xé giấy ra làm hai nửa. Hành động này không đơn giản, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, bởi trẻ phải dùng lực ở cổ tay, hơn nữa hai tay của trẻ phải phối hợp nhuần nhuyễn. Khi các mẹ nhìn thấy “hiện trường phá hoại” của trẻ, các mẹ chỉ cần nghĩ đơn giản là, trẻ đang rèn luyện kĩ năng phối hợp lực ở cổ tay, đây là biểu hiện vô cùng thông minh ở trẻ.

3. Ném đồ vật

Khi lần đầu tiên ném đồ vật, trẻ sẽ phát hiện đồ vật sẽ rơi trên sàn và lăn ra xa. Điều này sẽ kích thích trí tò mò của trẻ, khiến trẻ muốn lặp lại hành vi, bằng cách tiếp tục ném đồ vật ra xa và quan sát. Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ không ngừng tìm tòi và quan sát. Đây là cách giúp trẻ hiểu sự kì diệu của thế giới xung quanh và khơi nguồn tư duy của trẻ.

4. Đập phá đồ chơi

Trẻ Thông minh

Các mẹ đều mong muốn trẻ biết trân trọng và giữ gìn đồ chơi, đặc biệt là những món đồ chơi bố mẹ mới mua tặng bé. Tuy nhiên, trẻ con vốn là chúa nghịch ngợm, khi cầm đồ chơi trên tay, bé sẽ cắn gặm, hoặc dùng sức đập phá món đồ chơi yêu thích.

Đôi khi, trẻ sẽ nổi cáu khi không thể tách đồ chơi thành nhiều mảnh. Lý giải cho hành động này, trẻ thường cảm thấy tò mò và muốn biết bí mật ẩn sâu bên trong món đồ chơi của trẻ. Sau khi lớn lên, những đứa trẻ tò mò khi gặp vấn đề khó giải quyết sẽ càng cảm thấy hứng thú.

5. Đòi nằng nặc thứ yêu thích

Trẻ Thông minh

Trong thế giới của trẻ con, những gì trẻ thích là điều tốt nhất. Có trẻ đòi nằng nặc món đồ chơi yêu thích, nếu mẹ không đưa, trẻ sẽ khóc thét. Lý giải cho hành động này, trẻ đang kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình, ở đây là món đồ chơi mà trẻ yêu thích. Mẹ không nên tức giận khi thấy biểu hiện “mè nheo” của trẻ. Những đứa trẻ kiên trì với mục tiêu của mình, thường có ý chí hơn người và không dễ dàng khuất phục.

6. Từ chối sự giúp đỡ

Khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ mẹ giao, nếu trẻ có biểu hiện phản cảm hoặc chán ghét khi có người can thiệp vào, điều này nghĩa là trẻ rất tự lập, muốn tự mình suy xét vấn đề và xoay xở mọi thứ.

Nếu trẻ đang làm một việc không mang yếu tố nguy hiểm, mẹ có thể để trẻ tự mình xoay xở làm phiền trẻ. Điều mẹ cần làm là lặng lẽ đứng bên quan sát mọi hành động của trẻ. Khi trẻ thực hiện xong, mẹ chỉ cần đến khảo nghiệm kết quả là đủ.

7. Hay tố giác

Tố giác với mẹ không phải là một hành vi mách lẻo, đâm thọc. Trẻ chỉ đang nhờ cậy một sức mạnh lớn hơn để giải quyết vấn đề. Những đứa trẻ như vậy không những linh hoạt về trí não mà còn có tinh thần chính nghĩa. Khi trẻ tố giác với mẹ về một vấn đề, nghĩa là trẻ đang thể hiện khả năng tường thuật vắn tắt và bày tỏ suy nghĩ của mình.

Xem thêm  Với 4 hành vi xấu này của trẻ, cách giải quyết tốt nhất là phớt lờ và bỏ qua

Nguồn: Sohu, Sina

Tú Uyên, Theo Helino, Mẹ và bé

Link