Thứ Năm, Tháng Ba 28
Shadow

“Người hạnh phúc nhất thế giới” tiết lộ bí quyết sống: Tập 10-15 phút/ngày và ăn từ bi

 hạnh phúc,phật giáo tây tạng

Nhà sư Matthieu Ricard, 71 tuổi, một tăng sĩ của Phật giáo Tây Tạng gốc Pháp đã được nhận danh hiệu “người hạnh phúc nhất thế giới” sau 12 năm tham gia một nghiên cứu về thiền định và lòng từ bi.

Theo đó, nhà thần kinh học Richard Davidson, thuộc Đại học Wiscousin (Mỹ) đã kết nối hộp sọ của nhà sư với 250 cảm biến và phát hiện ra rằng khi Ricard ngồi thiền (suy nghĩ) về sự từ bi, tâm trí của ông sáng một cách bất thường.

Bộ não của thầy Matthieu Ricard sản xuất ra một cường độ những bước sóng gamma mạnh mẽ khác thường. Đây là những bước sóng liên quan đến ý thức, khả năng tập trung, việc học và trí nhớ -“chưa từng được thấy trước đây trong các tài liệu về khoa học thần kinh” – Davidson nói.

hạnh phúc,phật giáo tây tạng

Kể từ đó, tất cả mọi người trên thế giới đều khát khao hạnh phúc giống như nhà sư Ricard, song làm cách nào để có được, giữ gìn nó và thậm chí để định nghĩa nó quả là không dễ dàng chút nào.

“Nếu muốn hạnh phúc, bạn nên cố gắng: Nhân từ. Nhân từ không chỉ làm bạn cảm thấy tốt hơn, mà còn làm người khác cũng “nhân từ” hơn”, Mathiew Ricard chỉ chia sẻ đơn giản như vậy.

Ông tin rằng ai cũng có khả năng có một cái tâm “sáng” giống như ông, bởi vì trong mỗi con người đều có những điều tốt đẹp.

Việc cần làm là từ từ, từng bước một khơi dậy những điều tốt đẹp đó. Và hãy bắt đầu bằng việc nghĩ về những trải nghiệm hạnh phúc từ 10-15 phút /ngày.

Theo “người hạnh phúc nhất thế giới”, nếu bạn luyện tập như thế hằng ngày, thậm chí là chỉ 2 tuần sau, bạn có thể nhận thấy một tinh thần tích cực hơn. Và nếu bạn luyện tập khoảng 50 năm giống như ông, bạn cũng có thể trở thành một người siêu hạnh phúc.

Thế nhưng, một khi đã trở thành một “ông hoàng” hạnh phúc rồi, bạn phải làm gì để tiếp tục kéo dài hạnh phúc đó mãi mãi cũng là một câu hỏi lớn.

Xem thêm  Có gì 'Bên trong bộ não của Bill Gates'?

Mới đây, nhà sư Mathie Ricard đã phối hợp với Tổ chức “Đấu tranh vì sự đối xử có đạo đức với động vật” (People for the Ethical Treatment of Animal – PETA) cùng kêu gọi mọi người hãy thực hiện một chế độ thuần chay.

“Tôi thật sự quan tâm đến số phận của 8 triệu loài vật đang sinh sống cùng con người trên trái đất này. Hạnh phúc thật sự có thể đạt được khi chúng ta tránh gây ra nỗi đau cho người khác, loài khác.

Vì vậy, hãy trở thành người ăn chay như tôi”, Richard phát thông điệp trong một đoạn video được chia sẻ trên trang facebook của PETA.

Nhà sư Matthieu Ricard sinh năm 1946 tại Pháp trong một gia đình danh giá có cha là triết gia nổi tiếng, mẹ là hoạ sĩ theo trường phái trừu tượng và bà cũng đã đi theo Phật giáo.

Từ nhỏ, ông đã hình thành tư tưởng triết học và Phật giáo, cũng như mang trong mình niềm đam mê tu hành.

Đến năm 26 tuổi, Matthieu Ricard, lúc ấy là tiến sĩ ngành phân tử học đang làm việc tại Viện Pasteur, đã để lại sau lưng con đường danh vọng thênh thang của một nhà khoa học để đến Tây Tạng, trở thành một tu sĩ Phật giáo.

Năm 1980, lần đầu tiên ông gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và sau đó trở thành phiên dịch viên tiếng Pháp cho Người. Hiện nay, ông đang sống ở vùng núi Himalaya.

“Tại sao tôi lại ăn chay?”: Chia sẻ của người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới

“Đó chỉ mất một giây để quyết định dừng lại. Lí do chính không ăn thịt và cá là tha thứ cho cuộc đời của một ai đó. Đây không phải là một góc nhìn cực đoan. Đây là quan điểm hợp lý và từ bi nhất”.

Người thầy đầu tiên của tôi là Kangyur Rinpoche, một người ăn chay nghiêm khắc. Ông đã chắp nguồn cảm hứng cho tôi cũng như giúp tôi hiểu bản thân mình rõ hơn.

Cả cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ săn bắn nhưng thi thoảng cũng có đi câu cá, khi là một cậu bé ở Brtittany. Khi tôi 13 tuổi, đột nhiên có một ý nghĩ nảy ra trong tâm trí tôi: Làm sao tôi có thể làm những việc như vậy?”

Xem thêm  Không Biết Bơi Vẫn Có Thể Thoát Chết Đuối Nhờ Kĩ Thuật Này

Tôi nhận ra rằng tôi hoàn toàn có thể tránh được việc đặt bản thân làm những việc không thích. Và khi 20 tuổi, tôi đã từ bỏ việc ăn thịt.

hạnh phúc,phật giáo tây tạng

Chúng ta có thể tìm ra phương tiện để tồn tại mà không gây đau khổ cho người khác. Ở Ấn Độ là ví dụ, có hơn 400 triệu người ăn chay vẫn sống tốt. Sức khoẻ và tuổi thọ không hề bị thuyên giảm.

Thực tế, thậm chí từ một quan điểm ích kỷ, ăn chay vẫn tốt hơn cả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thịt đỏ tăng nguy cơ mắc ung thư ruột và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, lí do chính để dừng ăn thịt động vật là cướp đoạt cuộc sống của sinh vật khác.

Ngoài ra, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, một tổ chức không cuồng tín chế độ ăn chay khuyên rằng chúng ta hãy bắt đầu ăn ít thịt hơn.

Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để giảm sự nóng lên toàn cầu và có thể tạo ra sự khác biệt với tốc độ thay đổi khí hậu.

Nguyên nhân chính là do ngành chăn nuôi sản sinh ra khí mê-tan. Khí mê-tan cũng như CO2, nó hấp thu năng lượng của các tia hồng ngoại và giữ nhiệt cho Trái đất. Tuy nồng độ ít hơn khí CO2, khí mê-tan có thể hấp thụ và tỏa ra lượng nhiệt gấp 20 lần khí CO2.

Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để đo sự ảnh hưởng của chế độ ăn chay giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim và những kết quả rất tích cực.

Trường Y Harvard ở Boston (Mỹ) nhận định chế độ ăn uống đặc biệt, dựa chủ yếu vào các loại thực vật như rau củ, trái cây và ngũ cốc có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường type 2 so với người ăn nhiều thịt.

Một nghiên cứu ở Oxford được thực hiện vào năm 2016 cho rằng việc ăn chay rộng rãi có thể cắt giảm 8,1 triệu ca tử vong mỗi năm.

* Theo Trí Thức Trẻ/soha