Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Người Nhật tin dùng món ăn ngừa đột quỵ hơn 1.000 năm nay: Nguyên liệu chính phổ biến ở VN

đột quỵ

Nhiều người sẽ bịt mũi khi thưởng thức một món ăn truyền thống luôn xuất hiện trong bữa cơm của người Nhật. Nhưng ít ai biết rằng, đó là bài thuốc phòng đột quỵ và bệnh tim. 

Giảm 32% nguy cơ tử vong vì đột quỵ nhờ ăn nhiều natto

Năm 1992, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Gifu, Nhật Bản đã thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của 13.355 đàn ông và 15.724 phụ nữ sống ở tỉnh Takayama. 

Những câu hỏi về tình trạng sức khoẻ, thói quen ăn uống và yếu tố khác trong cuộc sống hàng ngày của người tình nguyện đã được đưa ra. 

16 năm sau, nhóm nghiên cứu tiếp tục thống kê xem ai còn sống, ai đã qua đời và xác định nguyên nhân tử vong của họ, trong đó có đề cập đến bệnh tim mạch (CVD).

Kết quả là 1.678 người đã tử vong do bệnh tim mạch, bao gồm 677 người bị đột quỵ và 308 người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ. Các nhà nghiên cứu đã chia các đối tượng thành 4 nhóm theo lượng natto mà họ ăn, đồng thời xác định mối liên hệ giữa lượng natto và nguy cơ tử vong.

Theo đó, những người ăn nhiều natto nhất (khoảng 7gr/ngày hoặc khoảng 35gr/tuần) giảm 32% nguy cơ tử vong vì đột quỵ so với những người hầu như không ăn natto. Điều này cũng xảy ra với bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ăn nhiều protein từ các thực phẩm có nguồn gốc đậu nành như đậu phụ và miso cũng làm giảm nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim.

Ngoài natto, mọi người có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim một cách hiệu quả bằng cách ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành. Chúng tôi khuyến khích mọi người nên ăn nhiều loại thực phẩm từ đậu nành mỗi ngày“, Chisato Nagata, Giáo sư về Dịch tễ học và Y học dự phòng, Đại học Gifu cho biết.

Kết quả nghiên cứu đã đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ.

đột quỵ

Natto – Món ăn hỗ trợ phòng đột quỵ được người Nhật dùng nghìn năm

Xem thêm  Trẻ hóa toàn bộ cơ thể nhờ vào 4 thói quen buổi sáng: Muốn trường thọ, hãy áp dụng sớm!

1. Natto là gì?

Natto là một món ăn truyền thống của Nhật Bản, được làm từ những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzym (Bacillus natto) ở một môi trường 40°C trong vòng 14-18 giờ để lên men. Quá trình lên men tự nhiên khiến hạt đậu chuyển sang màu nâu, độ nhớt cao và mùi nồng nặc.

Suốt 1.200 năm qua, người Nhật Bản vẫn ưa chuộng và sử dụng món ăn này. Với người dân xứ sở mặt trời mọc, đây được xem như món ăn cho sức khỏe bởi natto là một đặc sản thiên nhiên, không qua chế biến như nấu, xào, hấp …

2. Những lợi ích sức khỏe của natto

đột quỵ

Natto rất giàu chất dinh dưỡng. Chỉ cần 100 gram natto đã cung cấp 212 calo, 11 gram chất béo, 5 gram chất xơ, 18 gram protein cùng rất nhiều vitamin và khoáng chất như mangan, sắt, đồng, vitamin K, canxi, magie, vitamin C, kali, kẽm, vitamin B6 … Đặc biệt, quá trình lên men natto đã sản sinh ra loại enzym nattokinase.

Enzym nattokinase được Tiến sĩ Sumi Hiroyuki (Đại học Chicago), nhà nghiên cứu vi sinh học nổi tiếng Nhật Bản phát hiện đầy đủ vào năm 1980.

Đến năm 1986, ông công bố toàn bộ kết quả nghiên cứu về tác dụng của nattokinase, sau khi so sánh với 173 loại thực phẩm khác. Enzym này có khả năng phân hủy huyết khối hữu hiệu gấp 4 lần plasmin (enzym nội sinh làm tan máu đông).

Theo Tạp chí NBI Health (Mỹ), có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới về công dụng tan cục máu đông của món natto. 

Nattokinase có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy máu và hạ huyết áp. Hoạt chất tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ. 

Enzym này làm sạch máu, nên còn cải thiện tuần hoàn não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Ngoài lợi ích tuyệt vời trong việc phòng ngừa đột quỵ, natto còn mang tới một loạt lợi ích sức khỏe khác như cải thiện hệ tiêu hóa, góp phần củng cố sức khỏe xương, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, giúp giảm cân, cải thiện sức khỏe não bộ.

Xem thêm  Bí quyết sống khỏe của cụ bà 132 tuổi: 4 điểm chính mà ai trong cuộc sống hiện đại cũng phải học

đột quỵ

3. Cách chế biến món natto

Nguyên liệu: 0,7kg đậu nành, nước, một hộp natto thành phẩm làm men giống.

Cách chế biến: 

– Rửa sạch đậu nành và cho vào một cái chậu. Đổ nước sạch vào cho ngập đậu nành (3 phần nước, 1 phần đậu), rồi ngâm từ 9-12 tiếng hoặc ngâm qua đêm.

– Rửa lại đậu nành rồi cho vào nồi luộc khoảng 9 tiếng. Hoặc có một cách để giảm thời gian nấu là bạn cho đậu nành vào nồi áp suất và đun trong vòng 45 phút. 

– Để đậu nành đã luộc ráo nước và đặt vào một cái đĩa đã được tiệt trùng. Bạn có thể tiệt trùng đĩa bằng cách luộc tối thiểu 10 phút trước khi sử dụng.

– Trộn đậu nành với men giống (xử lý men giống theo hướng dẫn trên bao bì, thường là nghiền nát với ít muối và nước sạch). Bạn nên sử dụng thìa đã tiệt trùng để trộn các thành phần lại với nhau.

– Bọc kín cái đĩa chứa đậu nành trộn với men giống, và cho vào lò nướng với nhiệt độ khoảng 37.8°C trong khoảng thời gian 22-24 tiếng, với mục đích cho đậu nành lên men.

– Cho vào tủ lạnh khoảng 24 tiếng trước khi lấy ra sử dụng. Để món ăn bảo quản được lâu hơn, bạn nên để trong tủ lạnh khoảng 24-96 tiếng. 

đột quỵ

4. Lưu ý khi ăn natto

Nhìn chung, natto là một món ăn an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, natto chứa vitamin K1 có đặc tính làm loãng máu. Vì vậy, những người sử dụng thuốc loãng máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa natto vào chế độ ăn ngày.

Thêm vào đó, natto được làm từ đậu nành nên có thể chứa goitrogen, chất có thể ức chế chức năng thông thường của tuyến giáp, đặc biệt ở những người có chức năng tuyến giáp hoạt động kém.

Mặc dù goitrogen không gây ra vấn đề sức khỏe cho những người bình thường nhưng những người bị suy giảm chức năng tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ.

Hoàng Hương – Trí thức trẻ/ soha

Link gốc