Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Nhờ bạn trông con giúp 1 tháng, cả gia đình đã vô cùng kinh ngạc khi đón con trở về

Soha, nhờ bạn trông con

Ảnh minh họa

Trong suốt 1 tháng được gửi ờ nhà bạn của bố, cậu bé 13 tuổi đã trải qua những việc mà trước đó, hầu như cậu chưa bao giờ làm.

Giao kèo của cậu bé 13 tuổi

Vào một dịp nghỉ hè, một ông bố ngườiTrung Quốc gửi cậu con trai mới 13 tuổi của mình đến chơi tại nhà cô bạn Marry ở nước Úc.

Trong suốt quãng thời gian ấy, Marry là người chịu trách nhiệm “trông nom” cho cậu bé vị thành niên này. Vừa tới sân bay đón cậu bé người Trung Quốc, Marry đã thẳng thắn nói:

“Cô là bạn của bố cháu. Bố cháu đã nhờ cô chăm sóc cháu trong thời gian 1 tháng ở Úc.

Dù vậy, cô vẫn sẽ nói với cháu rằng, cô sẽ trông nom cháu, nhưng đó không phải là trách nhiệm của cô, bởi vì cô không nợ bố cháu, bố cháu cũng không nợ cô. Do đó hai chúng ta bình đẳng!

Cháu đã 13 tuổi rồi, có đủ khả năng tự lo mọi sinh hoạt hằng ngày. Bắt đầu từ ngày mai, cháu phải thức dậy đúng giờ, và cô không có trách nhiệm phải gọi cháu dậy.

Sau khi ngủ dậy, cháu phải tự làm bữa sáng. Bởi vì cô phải đi làm nên không thể làm bữa sáng thay cháu được.

Ăn xong, cháu sẽ tự dọn dẹp bát đĩa, vì cô không có trách nhiệm phải rửa bát thay cháu. Đó không phải là trách nhiệm của cô.

Phòng giặt ở bên kia, cháu cũng sẽ tự giặt quần áo cho mình. Ngoài ra, đây là bản đồ thành phố và lịch xe buýt. Cháu tự xem và quyết định đi chơi chỗ nào.

Nếu có thời gian, cô sẽ đưa cháu đi. Nhưng nếu cô bận, cháu cần phải tự tìm hiểu rõ tuyến đường cũng như lộ trình xe để tự mình đi.

Nói tóm lại, cháu phải tự cố gắng giải quyết hết các vấn đề trong cuộc sống của mình. Cô cũng có việc cần làm, và cô hy vọng cháu không gây thêm phiền phức gì cho cô”.

Nghe hết những lời “giao kèo” của cô Marry, cậu bé 13 tuổi không khỏi trào dâng một cảm giác xúc động và vui vẻ. Khi còn ở Bắc Kinh, mọi sinh hoạt của cậu đều do bố mẹ phụ trách.

Xem thêm  GS Terry F. Buss: Tại sao rất nhiều người Việt nói tiếng Anh kém như vậy?

Cuối cùng, khi Marry hỏi cậu đã hiểu hết hay chưa. Cậu bé nhanh nhảu đáp: “Cháu hiểu rồi ạ!”

Cậu cảm thấy, cô Marry nói rất đúng. Cô không nợ bố cậu, cũng chẳng nợ nần gì cậu. Còn cậu thì đã 13 tuổi đầu, đã có thể làm rất nhiều việc, trong đó có cả việc tự giải quyết bữa sáng, tự đi ra ngoài, tự thăm thú những nơi mình thích…

Soha, nhờ bạn trông con
Thay vì nuông chiều và bao bọc, những bài học về tính tự giác và tinh thần tự túc mới là điều đáng quý dành cho các em nhỏ. (Ảnh minh họa).

Sau một tháng, cậu bé rời Úc để trở về Trung Quốc. Khi về nhà, sự thay đổi quá lớn ở cậu đã khiến cả gia đình vô cùng kinh ngạc.

Cậu có thể xử lý tốt mọi việc trong đời sống của mình, từ gấp chăn màn, rửa bát đĩa, quét dọn phòng cho tới dùng máy giặt…

Cậu cũng hình thành nhiều thói quen tốt và đức tính đáng quý như đi ngủ đúng giờ, lễ phép, tự giác… Bố mẹ cậu vô cùng khâm phục Marry, liền hỏi:

“Chị đã dùng phép màu già mà chỉ trong một tháng đã giúp cháu hiểu chuyện và nghe lời đến vậy?”

Thực ra, thứ ‘phép màu’ đó chỉ được gói gọn trong bốn chữ: Đừng quá nuông chiều!

Nuông chiều chỉ là cách dạy dỗ tốt với thú cưng

Các bậc cha mẹ người Trung Quốc nói riêng và phần đông phụ huynh châu Á nói chung đều sở hữu thói quen quá nuông chiều con cái, muốn đem tất cả thứ mình có dành cho các em.

Xem thêm  Phương pháp làm đẹp "lấy mỡ chỗ này đắp chỗ kia" để nâng mông, căng mặt có thể khiến bạn mất mạng

Thậm chí, cho dù bản thân không có điều kiện, họ vẫn muốn muốn đem thứ tốt nhất trên đời dành cho con trẻ, đến nỗi thấy hối tiếc vì không thể giúp con chuẩn bị sẵn cả nửa đời còn lại.

Thói quen và quan niệm nuông chiều này đã vô tình xem nhẹ khả năng và sự lựa chọn của con trẻ.

Soha, nhờ bạn trông con
Quá nuông chiều con cái chính là con đường nhanh nhất để biến các em thành những người thụ động, ỷ lại và hình thành nhiều tính xấu. (Ảnh minh họa).

Rất nhiều bậc cha mẹ đối xử với con cái của mình thật chẳng khác nào… thú cưng! Họ lựa chọn hết tất cả mọi thứ thay con, từ cách ăn, cách mặc, dùng cho đến lối sống…

Trong khi đó, điều phụ huynh chúng ta cần làm chỉ là đối xử với con trẻ một cách bình đẳng, chỉ cho các em cách làm người.

Đây là điều vô cùng cần thiết, bởi vì trẻ là con người chứ không phải thú cưng. Đối với thú cưng, ta chỉ cần chiều chuộng là đủ, nhưng con trẻ thì không thể như vậy!

Hy vọng rằng, những ông bố bà mẹ trẻ tuổi có thể học được cách sống vì bản thân, vì người nhà, vì xã hội, chứ không chỉ chăm chăm sống vì con như trước đó.

Trẻ con cũng có tương lai của bản thân. Các em cần tự tìm kiếm con đường cho riêng mình, tự sáng tạo.

Có nhiều khi, con đường tự các em tìm ra còn tốt hơn nhiều so với con đường bố mẹ đã sắp đặt sẵn.

Muốn làm phụ huynh tốt, hãy học cách buông tay, để con hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình mà trưởng thành.

Trần Quỳnh – Theo Trí Thức Trẻ, Soha

Link