Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Nỗi buồn của bậc sinh thành: Bỏ việc thì không có tiền nuôi con, đi làm thì không có thời gian để dạy con

Bậc sinh thành

Vì nuôi con mà vất vả kiếm tiền, cũng vì kiếm tiền mà không có thời giờ để nuôi con. Thật éo le! Nhưng sự éo le này là điều mà bất kì ai có gia đình đều phải cắn răng mà chịu đựng…

Bậc sinh thành

 Những ngày gần đây bận lu bù, không chỉ mình tôi mà toàn bộ nhân viên trong công ty đều phải làm việc đến hơn 11 giờ đêm mới về đến nhà. 

Một bận, tôi nghe thấy tiếng khóc thút thít của một đồng nghiệp trong nhà vệ sinh.

Tôi hỏi cô có chuyện gì, cô sụt sùi hồi lâu rồi giãi bày tâm sự.

Cô có một đứa con, năm nay lên 4 tuổi. Mấy ngày hôm nay bé bị ốm, mỗi lần mê man, bé đều thều thào: “Mẹ ơi…” 

Nhưng mấy ngày gần đây cô quá bận, việc chăm sóc bé phải trông cậy vào một cô giúp việc. Cô về nhà, muốn hỏi thăm con cũng không được, bởi lúc đó bé đã ngủ thiếp đi mất rồi.

Một tối bà nội bé gọi cho cô, tỏ ý trách:”Mẹ đang ở nhà con này, thấy cháu mẹ run rẩy, mồm thì luôn miệng đòi mẹ nó. 

Chẳng lẽ con không thể về sớm hơn một chút để chăm sóc con mình hay sao?”. 

Đang phải gồng mình “chịu trận” trước những lời dạy bảo, chợt thấy đầu dây bên kia xoẹt một tiếng, sau đó cô lặng người nghe một giọng nói yếu ớt cất lên: “Bao giờ mẹ mới về nhà với con!”

Đồng nghiệp tôi kể đến đây, đôi mắt lại rơm rớm. Và như không thể chịu nổi nữa, cô lại khóc nấc lên.

Người con mình dứt ruột đẻ ra, mình không thương thì ai thương?

Kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình cũng là điều quan trọng. Nếu không chịu khó, lấy gì mà ăn?

Vì nuôi con mà vất vả kiếm tiền, cũng vì kiếm tiền mà không có thời giờ để nuôi con. Thật éo le! Nhưng sự éo le này là điều mà bất kì ai có gia đình đều phải cắn răng mà chịu đựng…

Bậc sinh thành

(1)

Tiền càng ít, càng bớt người thương. Tiền càng nhiều, càng hiếm người yêu.

Nếu không có tiền, người đời sẽ nhìn ta bằng ánh mắt coi thường. Ta không nuôi sống được bản thân, không săn sóc được cho gia đình, liệu mong chờ ai thương xót mà giúp đỡ chúng ta?

Xem thêm  4 bài học nuôi dạy con rất đáng học hỏi từ gia đình Hoàng gia Anh mà cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng

Nhưng nếu có tiền, chúng ta sẽ phải đánh đổi một thứ quan trọng không kém: Thời gian. Càng nhiều tiền, thời gian dành cho bạn bè, người thân càng ít. 

Từ đồng tiền kiếm được, chúng ta có thể nuôi sống bản thân, gia đình. Nhưng nhìn quanh, liệu còn mấy người yêu quý và hiểu được chúng ta?

Một lần đi Nhật, tôi ngồi tàu điện ngầm và trông thấy cảnh tượng một người mẹ đang nằm ngủ thiếp trên đầu gối của một cậu bé. 

Còn cậu bé, gương mặt rất nghiêm túc, chăm chú lắng nghe thông báo trạm dừng. 

Hỏi chuyện mới biết, thấy mẹ cậu đi làm về mệt, cậu đã tình nguyện làm người canh gác cho giấc ngủ của mẹ, đồng thời là người đánh thức mẹ dậy khi đến điểm cần xuống.

Có nhiều người vì đi làm mà thời gian dành cho con mình có khi còn không bằng thời gian ông bà, người giúp việc ở bên bé. 

Thời buổi bây giờ, phần nhiều thời gian một người có thể nhìn thấy và trò chuyện với con mình là thông qua các công cụ gọi điện trực tuyến như Skype, Facetime,…

Muốn dành nhiều thời gian ở bên con, theo dõi sự trưởng thành của bé, thì đầu lại nặng trĩu với câu hỏi: “Tiền đâu?”

Tình cảm cha mẹ luôn là tình cảm lớn lao và vĩ đại nhất. Nếu không vì cuộc sống mưu sinh, sẽ chẳng có bậc sinh thành nào lại muốn bỏ lỡ bất kì phút giây nào để ở bên vui đùa, chăm sóc, chỉ bảo con mình. Nhưng vì muốn tương lai của con có một sự bảo đảm, cha mẹ đành lao thân mình vào guồng quay kiếm tiền.

“Con có hiểu cho cha mẹ không?”

Bậc sinh thành

(2)

Bố mẹ nào cũng sẵn sàng ngậm đắng nuốt cay vì tương lai tốt đẹp của người con sau này.

Mức thu nhập của anh Hải và cô Hạnh được gọi là ổn nếu xét trên mặt bằng chung hiện nay. Hạnh thường xuyên ăn trưa tại công ty. 

Cô tự chuẩn bị đồ ăn, hiếm khi ra ngoài ăn để có thể dành dụm, tiết kiệm thêm chút tiền. Hải thường xuyên xa nhà đi công tác. Anh đến bất cứ chỗ nào có thể giúp anh kiếm thêm thu nhập.

Xem thêm  Kỳ tích, cô giáo 60 tuổi sinh quý tử, nuôi con bằng sữa mẹ

Một lần tôi hỏi Hạnh: “Sống thế có mệt không?”

Hạnh trả lời: “Con tớ được 2 tuổi rồi, vẫn đang phải ở nhà quậy phá. Con nhà người ta có tiền bây giờ đã học thêm học nếm đủ thứ rồi.”

Tôi ngẫm nghĩ về sự khác biệt: Trong lúc một bé đang nằm nhà xem TV, chơi điện tử, một bé khác đang tham gia lớp nhảy khiêu vũ, học ngoại ngữ,….

Trong lúc một bé được bố mẹ mình dẫn ra công viên gần nhà chơi, một bé khác đang cùng gia đình vi vu trời Tây,….”

Bất kì bố mẹ nào cũng đã hài lòng với cuộc sống mình đang có, nhưng họ mong muốn con của mình sẽ được sống một cuộc đời tốt hơn họ. Thế là, nhiều bố mẹ sẵn sàng hi sinh bản thân mình để làm việc, cốt cho chất lượng cuộc sống con mình tốt hơn.

Bậc sinh thành

(3)

Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ, và đây cũng chính là nguồn động lực to lớn nhất để họ phấn đấu làm việc. Cho dù ngoài kia sóng gió bão táp thế nào, về đến nhà, chỉ cần nhìn thấy con, thấy nụ cười, nghe được giọng nói của con, cha mẹ nào cũng thấy công sức mình bỏ ra là xứng đáng.

Thật ra nhiều người hiểu rằng, rất khó để có thể cho con mình một cuộc sống sung túc, hoàn hảo. 

Nhưng họ vẫn không ngừng nỗ lực, không bao giờ từ bỏ, phấn đấu hết mình cố gắng làm những điều tốt nhất có thể cho con mình. 

Nói cách khác, để con mình không phải chịu thiệt thòi, cha mẹ sẵn sàng nhận thiệt thòi về phía mình.

Cha mẹ nào cũng thương yêu con mình vô điều kiện, và ai cũng muốn dành tất cả thời gian của mình bên con. 

Nhưng trên tất thảy, họ mong muốn con mình đủ cơm ăn áo mặc, tương lai có một cuộc sống an nhàn hạnh phúc.

Vì vậy, họ đành ngậm đắng nuốt cay, nhìn vào con mình và nghĩ thầm rằng: “Con à, cha mẹ xin lỗi! Đừng trách cha mẹ, bởi tương lai con sẽ hiểu thôi.”

theo Trí Thức Trẻ

Link