Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia: ‘Mẹ ơi, đừng chết’

 

.Đường lên đỉnh Olympia 

‘Nếu có một điều ước, tôi chỉ ước mẹ khỏi bệnh thôi. Mẹ hết bệnh rồi, tôi sẽ đi làm kiếm tiền để nuôi mẹ. Chỉ cần mẹ thôi…’, Nguyễn Bảo Thuận Kiều nức nở

Xem thêm  18 năm phát sóng Đường lên đỉnh Olympia, 2 ngôi trường này đã chiếm đến 10 thí sinh trong trận chung kết năm

Con đường dẫn vào gian nhà trọ của hai mẹ con Nguyễn Bảo Thuận Kiều (quán quân cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia năm 2010) quanh co trong màn sương mờ đục của trời Bình Dương những ngày cuối năm 2018.Ấp Phú Thọ, xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên (Bình Dương) vắng tanh. Một cây mít nhỏ trước khoảng sân rêu phủ, mấy con mèo nằm ngơ ngác nhìn người lạ, gian nhà trống hoác, chỉ có một chiếc giường, một bàn học và dăm thứ đồ cá nhân treo trên bức tường cũ kỹ. Mẹ của Kiều, bà Nguyễn Thị Thuận, 59 tuổi nằm thở khó nhọc trong đau đớn của căn bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối.

Nghẹn ngào tình mẫu tử

Cha mất từ khi Kiều lên 5 tuổi, nhiều biến cố trong gia đình khiến mẹ Kiều từng sinh sống ở quận 7, TP.HCM phải bế Kiều đi ở trọ, làm thuê ở khắp nơi. Sau này, làm tạp vụ cho một công ty Đài Loan ở Bình Dương, bà Thuận ở trọ tận xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên để tốn chi phí thấp nhất.Năm 2017, bà Thuận phải phẫu thuật sau cơn đau ruột thừa, từ đây bác sĩ phát hiện bà bị thiếu máu trầm trọng phải nhập viện gấp. Người phụ nữ được làm các xét nghiệm và trải qua tiếp một ca phẫu thuật khi phát hiện khối u đại tràng quá lớn, đang chèn ép các cơ quan khác. Hơn một năm qua, sống chung với ung thư, bà Thuận trải qua 16 đợt hóa trị, cân nặng sụt giảm 14 kg, tóc rụng hết, phải lắp hậu môn giả bên ngoài, có lúc cơ thể đau không thể chợp mắt, Kiều túc trực bên mẹ không ngừng, bóp chân tay, nấu cháo, bón sữa cho mẹ.

Để duy trì cuộc sống của hai mẹ con, lo cho mẹ đi hóa trị, khám và xét nghiệm tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM mỗi tháng, Kiều đi làm gia sư các buổi tối ở trong xã, mỗi tháng kiếm được khoảng 3 triệu đồng. Đến nay, chi phí chữa trị cho mẹ đã hơn 100 triệu đồng, quá nửa số này là nhờ bạn bè, người thân quen biết hoàn cảnh mẹ con Kiều đã tới gom góp, giúp đỡ.Những ngày phải lên Bệnh viện Chợ Rẫy lấy thuốc, Kiều thức giấc từ 4 giờ sáng, chở mẹ trên chiếc xe đạp cọc cạch ra bến xe, đi xe buýt từ TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương nhiều chặng tới đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM. Mẹ dựa vào vai con ròng rã 4 tiếng đồng hồ, đổi hết xe này tới xe khác mới tới nơi, sau đó ngồi chờ đợi có khi tới 2 giờ chiều mới tới lượt khám, lấy thuốc…

Thi Đường lên đỉnh Olympia mong mua cho mẹ bữa ăn ngon

Đường lên đỉnh Olympia 
  Hai mẹ con côi cút trong một xóm nghèo ở Bình DươngTHÚY HẰNG
Đường lên đỉnh Olympia 
 Những cây xanh, bạn của Kiều trước gian nhà trọ trống rỗngTHÚY HẰNG
Đường lên đỉnh Olympia 
Kiều (thứ 3 từ trái qua) cùng cựu thí sinh Olympia hội ngộ trong sự kiện xem chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia tại Trường THPT năng khiếu TP.HC

Ở tuổi 27, khi mà bạn bè đồng trang lứa đã yên ổn với sự nghiệp, gia đình riêng, Nguyễn Bảo Thuận Kiều vẫn chưa có một ngày được nở nụ cười trọn vẹn.Cha mất từ thuở lên 5, khi Kiều 9 tuổi, mẹ đi bước nữa với một người đàn ông ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Cha dượng có một rẫy rất lớn ở xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu, mẹ Kiều và dượng làm biền biệt trên rẫy, để Kiều một mình trong căn nhà ở Biên Hòa tự lo cơm nước, tự đến trường.Nhớ mẹ, Kiều năn nỉ mẹ cho lên rẫy sống cùng. Từ đó tới năm 18 tuổi, tuy được sống gần mẹ, nhưng nhìn thấy cuộc sống khó khăn, không hạnh phúc của mẹ, Kiều đã nhiều lần rơi nước mắt.

Thương mẹ, Kiều chỉ biết học hành ngày đêm. Thầy cô Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai đến nay vẫn nhớ cô học trò nhỏ sinh năm 1992, bất cứ cuộc thi nào trong trường tổ chức cũng phấn đấu tham gia, từ thi tìm hiểu môi trường, thi học sinh giỏi các môn… cho tới cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia trên sóng đài truyền hình VTV mà Kiều dành vòng nguyệt quế ở cuộc thi tuần năm 2010.“Tôi không thuộc diện được trợ cấp học sinh nghèo vì mẹ con chuyển đi nhiều nơi, giấy tờ thất lạc cả. Do đó, tôi tìm mọi cơ hội đi thi, bởi chỉ có nó mới mang về cho tôi các khoản tiền thưởng, từ đó mới mua được cho mẹ bữa ăn ngon, giúp cho đời mẹ đỡ khổ hơn…”, Kiều lấy tay lau nước mắt.

Năm 2010, chiến thắng cuộc thi tuần, Kiều mang khoản tiền thưởng về mua đậu, gạo nếp nấu cho mẹ nồi xôi để mẹ ăn thỏa thích, cô cũng mua một chiếc radio chạy bằng pin để ngày ngày hai mẹ con được lắng nghe nhịp sống bên ngoài, nơi đèn điện lấp lánh, nơi có những nụ cười và sự hạnh phúc, trái ngược với túp lều rách trong rẫy nương tăm tối của cô và mẹ.

“Mẹ ơi đừng chết!”

Đường lên đỉnh Olympia 
Chỉ cần mẹ còn sống, mọi khó khăn đều không là gì Thúy Hằng

Năm 2011, Kiều thi đỗ Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, mẹ Kiều lấy cớ lên thành phố sống cùng con. Mẹ đi làm thuê khắp nơi, Kiều vừa đi học vừa làm thêm để giảm bớt nỗi lo toan của mẹ, những tưởng bình yên đến thì bất ngờ, bà Thuận mắc bệnh hiểm nghèo.Lúc này, Kiều (tốt nghiệp ngành tiếng Anh và tiếng Nga tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đang học ngành xuất khẩu tại Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM phải bảo lưu kết quả để ngày ngày chăm mẹ. Trong nhà không có tài sản gì đáng giá, Kiều lúc nào cũng mơ có một chiếc laptop để có thể vừa chăm mẹ, vừa làm việc online, kiếm tiền nuôi mẹ, nhưng biết bấu víu vào đâu? Sắp tới tết nguyên đán, gia đình hay thuê Kiều tới dạy học cho con cũng chuẩn bị về miền Bắc, Kiều lại thất nghiệp.

Đường lên đỉnh Olympia 
Kiều trên chiếc xe đạp cũ và con đường nhỏ dẫn về nhà trọ, mỗi tối Kiều cũng đi gia sư trên chiếc xe đạp này THÚY HẰNG

Nói với chúng tôi, Kiều nghẹn ngào: “Tôi luôn muốn trở thành cô giáo để trả ơn những thầy cô giáo cũ Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ đã yêu thương tôi như con, cho tôi niềm tin để học hành không mệt mỏi, kể cả khi tôi đau khổ, nghèo đói nhất. Nhưng bây giờ, điều đó sao mà xa xôi quá, chắc chẳng bao giờ tôi có thể với tới.Tôi chỉ có một ước mơ, đó là mẹ tôi khỏi bệnh, mẹ hết bệnh rồi, tôi sẽ đi làm kiếm tiền để nuôi mẹ. Tôi có sức khỏe, có kiến thức, tôi sẽ làm được. Tôi chỉ cần mẹ thôi. Mẹ ơi, đừng chết, đừng bỏ con bơ vơ giữa cuộc đời này…”.

Lòng tốt bao la khắp thế gian

Kiều không bao giờ tin, một ông tài xế taxi Grab trong một lần duy nhất khi chở hai mẹ con từ TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương về nhà trọ ở huyện Tân Uyên thấy hoàn cảnh quá khốn khó của hai mẹ con đã không suy nghĩ, tặng ngay chiếc xe máy cũ của ông để Kiều có phương tiện đi lại.Chủ nhà trọ hiện tại cũng quá thương hoàn cảnh hai mẹ con côi cút đã miễn tiền thuê nhà, mỗi tháng chỉ lấy vài chục ngàn tiền điện nước. Suốt thời gian mẹ Kiều nằm viện hay điều trị ở nhà, thi thoảng Kiều vẫn nhận được những khoản tiền, vài trăm ngàn hoặc vài triệu đồng của những thí sinh từng tham gia Đường lên đỉnh Olympia và nhiều người gửi giấu tên, mong Kiều có thêm chi phí mua thuốc thang giúp mẹ. “Cuộc đời này còn bao nhiêu yêu thương, bao nhiều lòng tốt của mọi người, nếu không chẳng biết hai mẹ con tôi còn có ngày hôm nay hay không”, Kiều xúc động.

Theo Thúy Hằng- Thanh Niên 

Link