Thứ Sáu, Tháng Tư 26
Shadow

Thẻ: tam quốc

5 võ tướng có thể đánh bại Quan Vũ: Triệu Vân không có cửa, Lữ Bố chưa phải người đứng đầu

5 võ tướng có thể đánh bại Quan Vũ: Triệu Vân không có cửa, Lữ Bố chưa phải người đứng đầu

Chồng
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, mặc dù thời bấy giờ võ tướng nhiều không đếm xuể nhưng chỉ có 5 nhân vật dưới đây được nhận định là có khả năng đánh bại được Quan Vân Trường. Khi nhắc tới giai đoạn lịch sử Tam Quốc, nhiều người sẽ nhớ ngay tới tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa nổi tiếng của La Quán Trung. Một trong những võ tướng nổi bật nhất trong cuốn tiểu thuyết dựa theo lịch sử này chính là nhân vật "uy chấn Hoa Hạ" – Quan Vũ. Không chỉ sở hữu sự trung thành, uy dũng, võ lực của Quan Vũ còn nổi tiếng lợi hại với nhiều chiến công nổi tiếng như rượu ấm trảm Hoa Hùng, chém Bàng Đức, bắt Vu Cấm, vượt 5 ải chém 6 tướng… Nếu dựa theo miêu tả của Tam Quốc diễn nghĩa, có lẽ khắp thiên hạ lúc bấy giờ chỉ có 5 nhân vật dưới đây đủ sức hoặc có tiềm năng hạ được Quan Vân Trường. Vị trí thứ năm...
Vì những điều này, Tào Tháo mang tiếng oan ngàn năm, Quan Vũ, Khổng Minh cũng bị hiểu lầm

Vì những điều này, Tào Tháo mang tiếng oan ngàn năm, Quan Vũ, Khổng Minh cũng bị hiểu lầm

Chồng
4 chi tiết hư cấu trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa dưới đây chính là nguyên nhân khiến những nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc bị hậu thế hiểu nhầm. Ảnh minh họa. "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng của văn học Trung Quốc. Cũng bởi sở hữu giá trị nghệ thuật cao, nhiều nhân vật được xây dựng trong tác phẩm văn học này đã trở thành những hình tượng kinh điển như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Quan Vũ… Có ý kiến đánh giá cho rằng, Tam Quốc diễn nghĩa không đơn thuần là một cuốn sách tái hiện lịch sử một cách cứng nhắc mà còn được tác giả La Quán Trung gửi gắm không ít những sáng tạo nghệ thuật mang màu sắc cá nhân. Tuy nhiên, điều này cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều độc giả đọc khi Tam Quốc diễn nghĩa thường dễ bị nhầm lẫn chi tiết hư ...
Đánh giá nhân vật Tam Quốc này ngang Bàng Thống, Khổng Minh không lường được kết cục về sau

Đánh giá nhân vật Tam Quốc này ngang Bàng Thống, Khổng Minh không lường được kết cục về sau

Chồng
Chỉ vì mắc phải sai lầm trong việc nhìn người - dùng người, thanh danh cả đời của Khổng Minh đã bị nhân vật này bôi nhọ. Ảnh minh họa. Sinh thời, Gia Cát Khổng Minh là kỳ tài hiếm có dưới trướng quân chủ Lưu Bị. Ông được coi là quân sư hàng đầu trong tập đoàn chính trị Thục Hán và từng đảm đương nhiều chức vụ quan trọng. Tin tưởng vào tài năng cũng như mắt nhìn người của Ngọa Long tiên sinh, Lưu Bị từng giao cho ông một nhiệm vụ quan trọng. Đó chính là việc tuyển chọn nhân tài. Gia Cát Lượng cả đời cúc cung tận tụy, từng đề cử cho Thục Hán không ít kỳ tài như Bàng Thống, Pháp Chính, Tưởng Uyển, Phí Y, Khương Duy… Trong số này, có một nhân vật được Khổng Minh đánh giá là ngang tài ngang sức với Phượng Sồ Bàng Thống. Thế nhưng ngay tới Ngọa Long tiên sinh cũng không thể ngờ rằng, ...
Vì 3 việc này mà tài trí hơn người, Gia Cát Lượng vẫn bị cho là phải ôm tiếc nuối ngàn thu

Vì 3 việc này mà tài trí hơn người, Gia Cát Lượng vẫn bị cho là phải ôm tiếc nuối ngàn thu

Chồng, Nổi bật
Suy cho cùng, 3 điều khiến Gia Cát Lượng bị đánh giá là phải ôm tiếc nuối ngàn thu là gì? Người xưa có câu "Nhân vô thập toàn", ý nói con người không ai hoàn hảo, ai cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có lúc tiếc nuối. Ngay tới bậc trí giả được mệnh danh là kỳ tài Tam Quốc như Gia Cát Lượng cũng có 3 điều tiếc nuối. Theo nhận định của KKNews, những nuối tiếc để đời này đều có liên quan tới 3 nhân vật có quan hệ mật thiết với Khổng Minh. Điều nuối tiếc thứ nhất: Lấy sai người Mặc dù sở hữu tài năng cũng như ngoại hình xuất chúng, nhưng Gia Cát Lượng lại chấp nhận lấy một người phụ nữ nổi tiếng xấu xí làm vợ. (Tranh minh họa). Nhân vật được đánh giá là một trong những nuối tiếc để đời của Khổng Minh chính là người vợ Hoàng Nguyệt Anh. Mặc dù vừa có tài, lại vừa là con gái danh sĩ Ho...
Nếu 3 nhân vật này không mất sớm, thời Tam Quốc có thể sẽ không kéo dài tới gần 1 thế kỷ

Nếu 3 nhân vật này không mất sớm, thời Tam Quốc có thể sẽ không kéo dài tới gần 1 thế kỷ

Chồng
Chỉ cần ba nhân vật này không qua đời sớm, rất có thể thời Tam Quốc đã phát sinh những biến đổi rất lớn. Giai đoạn Tam Quốc bắt đầu từ cuối thời Đông Hán đến khi nhà Tây Tấn nhất thống thiên hạ, kéo dài tổng cộng 90 năm. Lúc bấy giờ thiên hạ đại loạn, quần hùng khắp nơi nổi lên tranh bá. Cổ nhân quan niệm thiên hạ hưng thì bách tính khổ, thiên hạ vọng bách tính càng lầm than. Nhưng suy cho cùng, thiên hạ có hưng thịnh thì cuộc sống của dân chúng mới có thể bớt đi khổ cực. Cuối thời Đông Hán, dân số Trung Quốc có khoảng bốn đến năm nghìn vạn nhân khẩu. Tới khi nhà Tấn nhất thống thiên hạ, con số này chỉ còn lại khoảng 1400 – 1500 vạn người. Cách biệt về dân số này đích thị là minh chứng cho sự khác biệt giữa thời bình và thời loạn. Đây cũng là lý do vì sao Hoàng đế khai quốc nhà...
Thay chủ như thay áo, tại sao Lưu Bị vẫn được các chư hầu đua nhau săn đón?

Thay chủ như thay áo, tại sao Lưu Bị vẫn được các chư hầu đua nhau săn đón?

Chồng, Nổi bật
  Cuối thời Đông Hán, chư hầu nổi dậy khắp nơi, không ít các thế lực đã xưng bá một phương. Bởi vì xuất thân bất đồng, nên thực lực của những chư hầu này cũng có sự chênh lệch rất rõ ràng. Hai anh em Viên Thiệu – Viên Thuật xuất thân từ một gia tộc bốn đời tam công. Nhờ có bối cản danh gia vọng tộc, huynh đệ họ Viên đã chiếm cứ hai khu vực giàu có và phồn vinh là Hà Bắc cùng Hoài Nam, dưới trướng họ cũng không thiếu tinh binh, lương thực. Nhóm người Lưu Biểu, Lưu Chương có dòng dõi nhà Hán, cố thủ ở lãnh thổ Kinh Châu, Ích Châu. Bởi vì xuất thân cao quý, hai nhân vật này đều có năng lực hiệu triệu rất lớn, binh cường mã tráng dưới tay không thiếu, văn thần võ tướng cũng rất mực đông đảo. Tôn Quyền được thừa kế cơ nghiệp Giang Đông từ cha anh, lại có thêm nhiều thuộc hạ trung th...
Từ chiêu thức quy tụ nhân tài, dùng người đỉnh cao của Tào Tháo: Nếu muốn làm ông chủ, xây dựng cơ đồ nhất định phải học hỏi

Từ chiêu thức quy tụ nhân tài, dùng người đỉnh cao của Tào Tháo: Nếu muốn làm ông chủ, xây dựng cơ đồ nhất định phải học hỏi

Chồng, Nổi bật
Tào Tháo nổi tiếng trong lịch sử khi bên cạnh ông có nhiều nhân tài phò tá. Vậy nguyên nhân do đâu và bí quyết trong cách dùng người của Tào Tháo là gì? Thứ nhất, Tào Tháo khát khao chiêu mộ nhân tài Tào Tháo sống vào thời Đông - Hán. Lúc bấy giờ, các quân vương luôn yêu cầu cấp dưới của mình là những người tài đức vẹn toàn. Nhưng trên thực tế cái Đức thường được coi trọng hơn cái Tài. Vì thế, xuất hiện một loạt các đối tượng "nửa vời" bất tài mang tên "danh sĩ", ví dụ như Khổng Dung, Khổng Trụ, Biên Nhượng, Lưu Đại,… cả ngày chỉ ngồi không tán chuyện, cơm no rượu say, không màng chính sự.  Cách dùng người của Tào Tháo lại khác, ông quan niệm "duy tài thị cử", có nghĩa là không cần quan tâm phẩm giá đạo đức như thế nào, chỉ cần có tài là được. Tào Tháo rất nhiều lần ban hành chính sác...
Cả đời không trọng dụng Triệu Vân, trước khi chết Lưu Bị mới nói ra chân tướng sự việc

Cả đời không trọng dụng Triệu Vân, trước khi chết Lưu Bị mới nói ra chân tướng sự việc

Chồng
Luận về công lao và tài năng, Triệu Vân không hề thua kém nhiều thuộc hạ khác dưới quyền Lưu Bị. Thế nhưng tại sao chức quan mà ông được ban cho lại chỉ là hữu danh vô thực? Nhắc tới Lưu Bị, hậu thế không thể không nhớ tới câu chuyện gây dựng đại nghiệp đã trở thành huyền thoại của ông. Từ một người làm nghề đan giày dệt chiếu, Lưu Bị đã chuyển mình và làm nên kỳ tích, trở thành Hoàng đế khai quốc của Thục Hán. Xét cho cùng, thành công của Lưu Bị chủ yếu đến từ biệt tài khai thác và trọng dụng nhân tài. Năm xưa trước khi gặp được ông, Quan Vũ vốn là một kẻ phạm tội giết người, Trương Phi cũng chỉ là phường đồ tể, ngay tới nhân vật trọng yếu như Gia Cát Khổng Minh sau này thực chất cũng từng mang xuất thân nông phu. Thế nhưng hết thảy những nhân tài ẩn mình trong thời loạn t...
2 bữa cơm làm thay đổi cục diện Tam Quốc, cả 2 lần Tào Tháo đều bị qua mặt ngoạn mục

2 bữa cơm làm thay đổi cục diện Tam Quốc, cả 2 lần Tào Tháo đều bị qua mặt ngoạn mục

Chồng
Ảnh minh họa. Nếu không bị mắc mưu của Lưu Bị, Chu Du trong hai bữa tiệc này, có lẽ Tào Tháo đã nắm trong tay cơ hội nhất thống thiên hạ, lịch sử Tam Quốc cũng sẽ diễn biến hoàn toàn khác. Bữa tiệc ngang ngược nhất: Uống rượu luận anh hùng Năm xưa khi Lưu Bị còn nương nhờ Tào Tháo, từng xảy ra một câu chuyện mang tên "uống rượu luận anh hùng". Ngày hôm đó, khi Lưu Bị đang tưới rau trong vườn thì Hứa Chử, Trương Lưu mời đến phủ Thừa tướng. Tới nơi mới biết Tào Tháo đã chuẩn bị sẵn tiệc rượu cho hai người với cái cớ "thưởng mai". Khi rượu tới lưng chừng, mây đen chợt kéo tới, mưa thi nhau trút xuống. Bấy giờ, có người hầu bên cạnh chỉ lên trời mà nói: "Có rồng lấy nước!". Tào Tháo cùng Lưu bị tựa vào lan can nhìn lên trời. Tháo nói: "Sứ quân có biết phép biến hóa của rồng k...
Võ tướng dũng mãnh nhất Tam Quốc chết thảm trong tay Tào Tháo chỉ vì 1 câu nói của Lưu Bị

Võ tướng dũng mãnh nhất Tam Quốc chết thảm trong tay Tào Tháo chỉ vì 1 câu nói của Lưu Bị

Chồng
Ảnh minh họa. Chỉ dùng 1 câu nói, Lưu Bị đã khiêu khích Tào Tháo bức tử vị võ tướng từng một thời được mệnh danh là "vô địch thiên hạ". Vào thời Tam Quốc, số lượng các mưu sĩ, võ tướng quả thực nhiều không đếm xuể. Ngay tới các bậc quân chủ tài ba trong thiên hạ cũng có tới mấy người. Nhưng nếu nhắc tới sự phóng khoáng và kiêu ngạo, có không ít người cho rằng ít ai có thể bì được với một võ tướng trẻ tuổi nổi tiếng thời bấy giờ - Lữ Bố. Vị dũng tướng Tam Quốc với tài năng từng được ví như cực phẩm chốn nhân gian Lữ Bố (160 – 199), tự Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Khi nhắc tới tài năng võ thuật của vị tướng này, người thời bấy giờ vẫn thường lưu truyền câu nói: "Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố" (người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vin...