Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

“Thầy khổng lồ” và “bé tí hon” giữa núi rừng Quảng Ngãi: Chuyện cổ tích của tình yêu thương

Câu chuyện cổ tích

Cuộc đời luôn xuất hiện những lần gặp gỡ vô cùng bất ngờ nhưng lại mở ra cả một hành trình tuyệt đẹp.

Xem thêm  Lời hứa của người chồng nghèo trước shop thời trang và câu chuyện phía sau khiến chị em ôm tim cảm động

Người ta vẫn nói câu chuyện của thầy giáo Đặng Văn Cương và em học trò Đinh Văn K’rể là cổ tích giữa đời thường, nhưng với tôi cổ tích chỉ đơn giản là một cách gọi, bởi chẳng có phép nhiệm màu nào tồn tại trên trái đất, có chăng đó là sự tử tế của những trái tim luôn ấm nồng vì nhau.

Bé hạt tiêu giữa núi rừng người H’rê

– Đứa trẻ này bị ma rừng ám rồi. Nó không giống với bất kỳ đứa trẻ nào tôi từng bế. (Bà mụ bế đứa trẻ trên tay nhưng vẻ mặt đầy hoang mang).

Rất nhanh sau đó, người trong làng truyền tai nhau về thông tin vợ chồng nhà Pia sinh ra một đứa trẻ quái dị, thân hình bé như con chuột, gương mặt khác thường. Người già, trẻ nhỏ tò mò kéo nhau đến nhà Pia để xem, và cho rằng đó là điềm xui của gia đình.

Một vài vị cao niên trong làng khuyên vợ chồng Pia: “Chúng mày nên đem nó ra bìa rừng chôn đi, tránh những tai ương do đứa trẻ này đem tới”.

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Nhìn đứa bé đỏ hỏn yếu ớt, chị Pia đâu đành lòng đem con đi chôn sống. Nước mắt lăn dài, người phụ nữ ra sức giải thích: “Chắc vì sinh non nên cháu bé hơn bình thường, chứ không phải quái dị gì đâu, mong mọi người để vợ chồng tôi được giữ lại con”.

Cậu bé hạt tiêu được mẹ đặt cho cái tên là K’rể, nhiều năm trôi qua K’rể vẫn bé tí teo, không biết nói, không biết đi, người trong làng càng thêm xa lánh, họ không cho phép con cái đến gần hoặc chơi cùng K’rể. Vốn đã chậm phát triển nay lại bị tách hẳn khỏi cộng đồng, cậu bé ngày ngày chỉ quanh quẩn trong xó bếp, góc nhà làm bạn với những chú gà, chú lợn.

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Những tưởng cuộc đời của K’rể sẽ chôn vùi trong những cánh rừng già, thế nhưng lần gặp gỡ đầy nhân duyên của cậu và thầy giáo miền xuôi đã mở ra một hành trình kỳ diệu.

Đầu năm 2012, thầy giáo Đặng Văn Cương cùng một số giáo viên đến thôn Gò Da để vận động các gia đình người H’rê đưa con xuống trường học. Vô tình nhìn thấy K’rể được mẹ đặt trong chiếc túi nhỏ đeo bên người, thoạt nhìn thầy Cương cứ ngỡ là một chú khỉ con, nhưng khi đến gần thì mới bất ngờ thốt lên:

– “Trời ơi! Nó là một đứa trẻ”

Không khỏi ngỡ ngàng thầy Cương hỏi dồn:

– Nó mấy tuổi rồi? Sao bé thế này? Có ăn uống được không? Có biết nói không?…

Câu chuyện cổ tích

Trong lúc K’rể co rúm người lại vì sợ hãi, thì mẹ của cậu cũng đỏ mặt không biết người đàn ông xa lạ này đang nói điều gì, chị Pia không hiểu tiếng phổ thông nên vội vàng bước đi.

Quá ấn tượng với cậu bé tí hon, thầy Cương quyết định tìm đến nhà 1 phụ huynh trong bản để hỏi rõ ngọn nguồn. Biết được người trong bản vẫn thường gọi K’rể là Tọc (khỉ), thầy Cương nghĩ ngay đến chuyện thuyết phục gia đình đưa cậu bé đến trường.

Thấy đến nhà gặp cha của K’rể và ngỏ lời: “Khi nào K’rể đến tuổi đi học (6 tuổi) thì gia đình hãy đưa em xuống trường, nếu em ở được với thầy 1 ngày mà không đòi về thì thầy sẽ nhận nuôi K’rể đến lớn”.

Người cha lắc đầu rồi quay đi.

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

3 năm sau, lời hứa của thầy giáo miền xuôi ngỡ đã trôi vào quên lãng thì một lần nữa thầy Cương gặp gia đình K’rể để ngỏ ý đưa cậu xuống trường. Dẫu biết rằng đây là cơ hội để K’rể có một cuộc sống tốt hơn, nhưng vợ chồng chị Pia vẫn không nỡ xa con. Mưa dầm thấm lâu, cuối cùng họ quyết định trao hy vọng của cậu con nhỏ vào tay thầy Cương.

Lần đầu tiếp xúc với một môi trường đông người, K’rể khá nhút nhát, nhưng lại ngoan ngoãn nhận sự chăm sóc từ thầy Cương. Thầy bảo: “Con người chúng ta ai cũng vậy, nếu ai thương mình thật tâm thì ít nhiều mình sẽ cảm nhận được điều đó”. K’rể ở hẳn với thầy 1 tuần liền, và nhanh chóng trở thành cậu học sinh lớp 1 như bao đứa trẻ khác.

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Còn nhớ lúc mới về ở cùng với thầy, K’rể chỉ mặc 1 chiếc áo thun che từ vai đến gót, chân thì để trần bởi không có quần áo giày dép nào vừa với thân hình nhỏ bé của em. Thế là thầy Cương phải đi đặt may quần áo cho K’rể, nhưng ngặt nỗi lại không tìm mua được đôi dép nào cho em.

Suy nghĩ một lúc thầy bèn nghĩ ra cách làm 1 đôi dép lào bằng miếng xốp dán quai bằng keo dán sắt. Được vài hôm thì không thấy K’rể đi dép nữa, mà chỉ cầm trên tay. Cho rằng K’rể không nghe lời nên thầy đã mắng cu cậu, tuy nhiên mấy hôm sau mới hiểu lý do, là vì đôi dép quá cứng làm chân em chảy máu, dù vậy K’rể vẫn không vứt đôi dép của thầy mà vẫn ôm bên mình.

Thương K’rể thầy quyết định chở cậu bé lên một cửa tiệm đóng giày ở thành phố Quảng Ngãi để đóng 2 đôi giày. Thầy cười: “Làm luôn hai đôi để mang cho thoải mái”.

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Thầy Cương thường gọi K’rể là tí hon, mang danh tí hon nhưng chẳng tí hon tẹo nào đâu nhé. Ở ngôi trường này K’rể là to nhất đấy. Ai đời học trò mà được ở cùng phòng với thầy hiệu trưởng, ngày ngày được thầy hiệu trưởng tận tình đút từng muỗng cơm, thay đồ, tắm rửa, những lúc vui có thầy cô bạn bè chơi cùng, buồn cũng có mọi người vỗ về bên cạnh. Thế thì không nhất cũng phí.

Lâu lâu thầy Cương lại chở K’rể về nhà để chơi cùng các con của mình, rồi chẳng biết từ lúc vợ chồng thầy Cương đã xem tí hon như một đứa con, một thành viên không thể thiếu trong gia đình.

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Chăm sóc tí hon một thời gian, thầy Cương cũng rất muốn biết nguyên nhân bệnh tình của em, cũng như tìm cách để chữa trị. Thế là cuối năm 2016, trong một lần đi công tác ở Hà Nội, thầy Cương cùng các thầy cô trong trường mỗi người góp một ít tiền để mua vé máy bay và lo chi phí đưa K’rể vào bệnh viện khám bệnh.

Các bác sĩ bảo phải lấy đủ 5 ống máu thì mới có thể xét nghiệm được tình trạng của tí hon. Nhìn thân hình bé tí teo của K’rể phải oằn mình với những lần lấy máu, nước mắt thầy Cương cũng không thể kìm được. Đó là lần đầu tiên thầy rơi nước mắt vì K’rể – đứa con trai bé nhỏ của thầy.

Kết quả xét nghiệm K’rể được chẩn đoán là mắc hội chứng Seckel (người lùn, đầu chim), đây là một hội chứng vô cùng hiếm gặp, trên thế giới chỉ phát hiện 10 trường hợp và hiện tại chưa có thuốc chữa trị.

Câu chuyện cổ tích

 

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

3 năm liền K’rể chỉ học lớp 1, và chữ cái duy nhất mà cậu viết được đó là chữ O. Với những đứa trẻ khác thì đó là thành tích khá tệ, nhưng với K’rể hay với tập thể thầy cô giáo ở trường tiểu học bán trú Sơn Ba thì đó là thành quả của một hành trình đầy cố gắng.

Từ một đứa trẻ lạc lõng giữa núi rừng, đến cả bản thân mình cũng không nhận thức được, giờ đây K’rể đã lớn khôn, tuy không nói được nhưng cậu hiểu hết những gì thầy cô nói, cậu lém lỉnh, mạnh dạn hơn với thế giới xung quanh, và cũng rất tinh nghịch. Thầy Cương hay các thầy cô ở trường Sơn Ba chưa bao giờ mong K’rể có thể viết được chữ thành thạo hay tính được bài toán, tất cả chỉ mong tí hon có thể sống những ngày tháng thật hồn nhiên bên bạn bè, biết tự lo cho bản thân. Chỉ cần K’rể biết tự đi vệ sinh đúng nơi, biết mặc chiếc áo, hay nói được 1 từ “ạ” thì đã là niềm vui khôn xiết của những người luôn yêu thương em.

Thầy luôn bảo rằng: “Dù thương K’rể nhưng tôi luôn nghiêm khắc với em, không để em ỷ lại vào sự giúp đỡ của mọi người. Khi đó K’rể sẽ cảm thấy mình chẳng có gì khác biệt so với bạn bè. Và tôi rất mong mọi người cũng sẽ nhìn nhận em như bao đứa trẻ bình thường khác”.

Câu chuyện cổ tích

Câu chuyện cổ tích

Tôi gọi thầy Cương là người khổng lồ, không phải vì thầy cao lớn hơn người mà vì thầy có một trái tim rộng mở, một trái tim ôm hết những đứa trẻ ngây ngô ở vùng núi xa xôi này. 20 năm tuổi trẻ, thầy dành trọn để tiếp lửa cho học trò mà chẳng một lần mong nhận lại sự tri ân. Tôi nhớ có lần thầy bảo: “Gần 20 năm nay tôi chỉ sống ở nhà công vụ của trường, thật ra mình vẫn đủ tiền để xây nhà ở ngoài, nhưng nếu mình không ở trong trường thì làm sao có thể chăm lo cho các em học sinh nội trú. Vậy nên tôi quyết định ở lại trường. Vợ con tôi thì cũng quen với việc phải sống xa chồng, xa bố rồi, hơn ai hết gia đình sẽ thấu hiểu mình nhất”.

Mỗi lần tôi nhắc đến K’rể và cơ duyên đưa hai thầy trò thành người nhà của nhau, thầy đều bảo:

– Ai ở trong hoàn cảnh của tôi đều sẽ làm như vậy. Nhìn thấy một đứa bé đáng yêu, ai cũng muốn giúp nó có một cuộc sống tốt hơn. Tôi chưa bao giờ nghĩ việc làm của mình là to lớn. Bởi K’rể được như hôm nay là công sức của rất nhiều con người.

Điều mà thầy Cương mong mỏi nhất khi nuôi dạy K’rể đó là mong em có thể sống những tháng ngày hạnh phúc nhất của đời mình. Dẫu chặng đường phía trước có dài hay ngắn, dẫu hội chứng của K’rể không có thuốc chữa trị, thì tôi vẫn tin tình yêu thương sẽ hoá dữ thành lành.

Câu chuyện cổ tích

Xem thêm  Câu chuyện cảm động về cô bé 6 tuổi chăm cha tật nguyền

Toàn Nguyễn- Trí thức trẻ/Kênh 14

Link