Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Thua Tư Mã Ý ở 2 điểm này, Khổng Minh khiến con cháu chết thảm trong tay hậu duệ đối phương

 gia cát lượng

Trong mắt hậu thế, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý thường được nhắc tới như một cặp kỳ phùng địch thủ nổi danh thời Tam Quốc.

Gia Cát Khổng Minh cả đời sáng tạo ra không ít mưu kế. Những kỳ mưu diệu kế của ông một thời đã từng một thời được coi là không có đối thủ.

Nhưng kể từ khi trực tiếp đối đầu với Tư Mã Trọng Đạt, kế sách của Ngọa Long tiên sinh liên tiếp gặp phải không ít cản trở.

Về phần Tư Mã Ý, mặc dù nổi danh túc trí đa mưu, lại biết ẩn nhẫn chờ thời, tuy nhiên vào thời điểm giằng co cùng Gia Cát Lượng, nhân vật này cũng chẳng có được mấy lần đắc thắng.

Vì vậy, nếu chỉ xét trên phương diện quân sự nói riêng, tài năng của hai nhân vật này có thể coi là khó phân cao thấp.

Thế nhưng sự thật lịch sử đã chứng minh rằng, trên khía cạnh đào tạo hậu duệ, giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý lại có sự chênh lệch không nhỏ. Minh chứng rõ ràng nhất chính là thực lực của con cái hai nhân vật này.

Sự chênh lệch về năng lực giữa hậu duệ của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý

Mặc dù nhiều người cho rằng luận bàn về năng lực, Tư Mã Ý với Gia Cát Lượng vốn là hai nhân tài bất phân cao thấp. Nhưng trên thực tế, Khổng Minh lúc sinh thời có 2 phương diện không thể bì kịp đối thủ họ Tư Mã của mình.

Việc thứ nhất chính là vấn đề tuổi tác. Bởi sự thực là Gia Cát Lượng qua đời trước Tư Mã Ý.

Người xưa có câu, thân thể mới đích thị là thứ “tiền vốn” quan trọng nhất của đời người, và Tư Mã Trọng Đạt thấu hiểu hơn ai hết đạo lý này.

Nhìn lại thực tế lịch sử thời Tam Quốc, không khó để nhận thấy Tư Mã Ý đã tận dụng lợi thế về tuổi tác để gạt bỏ không ít đối thủ nặng ký.

gia cát lượng

Tuổi tác chính là thứ mà Khổng Minh không bì kịp đối thủ của mình là Tư Mã Trọng Đạt. (Ảnh minh họa).

Nếu không bàn về vấn đề tuổi thọ, Ngọa Long tiên sinh vẫn còn một điểm thua kém Tư Mã Ý. Đó chính là cách thức giáo dục đời sau.

Thông qua những tư liệu lịch sử, có thể thấy năng lực của hậu duệ Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý chênh lệch nhau một khoảng cách không hề nhỏ.

Sử cũ có ghi lại, con trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm, sau này trở thành tướng quân Thục Hán.

Tuy nhiên, chính sử cũng không có quá nhiều ghi chép về nhân vật này, trong đó chủ yếu tóm lược rằng: Trước khi Thục Hán diệt vong, Gia Cát Chiêm đã từng lãnh binh chống cự ngoại địch, song cuối cùng thất bại và bị giết.

Ngược lại, con cháu Tư Mã Ý được chính sử ghi lại hết sức cặn kẽ. Cụ thể, Tư Mã Trọng Đạt có hai người con trai: 

Con trưởng là Tư Mã Sư, con thứ tên Tư Mã Chiêu, một người làm quan tới chức Đại tướng quân, người còn lại trở thành Tấn vương, nắm giữ triều chính nhà Ngụy trong suốt nhiều năm trời, quyền khuynh thiên hạ.

Xem thêm  Người phụ nữ yêu bạn đậm sâu mới có 4 biểu hiện này: Nếu không biết trân trọng sẽ hối hận cả đời

Dù không đề cập cụ thể tới nhân phẩm của hai con trai Tư Mã Ý, nhưng thông qua chức tước như vậy, hậu thế cũng có thể thấy rõ năng lực của họ hẳn cũng được xếp vào hàng xuất chúng thời bấy giờ.

Nguyên nhân khiến con trai Gia Cát Lượng thua hậu duệ Tư Mã Ý ngay từ vạch xuất phát

 gia cát lượng

Hậu duệ của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý từ sớm đã thừa hưởng những tư tưởng giáo dục khác nhau. (Ảnh minh họa).

Có ý kiến cho rằng, sở dĩ các con của Tư Mã Ý có được quyền lực như vậy là bởi xuất phát điểm của họ khác với con cái Gia Cát Lượng.

Kỳ thực, vấn đề không chỉ thuộc về bối cảnh khác nhau mà còn phụ thuộc phần nhiều vào phương thức giáo dục con cái của gia tộc Tư Mã và dòng họ Gia Cát lúc bấy giờ.

Năm xưa Gia Cát Lượng vốn nổi danh là một bậc trung thần. Vì vậy, trong quá trình giáo dục con cái, Khổng Minh luôn đề cao việc tuân thủ đạo quân thần.

Tuy nhiên, cách giáo dục này chỉ dạy con cái của ông làm sao để trở thành một vị quan tốt, chứ không hề vun bồi cho họ ý chí thâu tóm cả thiên hạ.

Bên cạnh đó, Ngọa Long tiên sinh mặc dù nổi tiếng công chính nghiêm minh, nhưng sự thực là ông đối với con cái của mình vẫn rất mực yêu chiều, thậm chí còn nuôi dạy họ tựa như những bông hoa trong lồng kính.

Đây cũng là lý do mà trong nhiều lần nam chinh bắc chiến, Gia Cát Lượng không đem theo con trai. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến hậu duệ của ông thiếu sự nhạy bén khi lâm trận.

Cách nuôi dạy con cái của Khổng Minh có lẽ chỉ đào tạo nên được những nhân tài an phận thủ thường.

Thế nhưng trong thời loạn thế như giai đoạn Tam Quốc, những nhân tài an phận này lại thiếu đi tư tưởng mạnh dạn, xông xáo, khó làm nên nghiệp lớn.

gia cát lượng

Ngược lại với cách giáo dục con cái như “nuôi hoa trong lồng kính” của Khổng Minh, Tư Mã Ý không ngần ngại đưa các con của mình xông pha vào núi đao biển lửa. (Ảnh minh họa).

Cùng trên phương diện con cái, nhưng kỳ phùng địch thủ của Khổng Minh là Tư Mã Ý lại có cách làm hoàn toàn ngược lại.

Sinh thời, Tư Mã Ý vốn là một mưu sĩ túc trí đa mưu. Ngay cả khi bị quân chủ nghi kỵ, ông vẫn rất mực khiêm tốn, ẩn nhẫn, nhưng hùng tâm tráng trí chưa bao giờ mai một.

Và sự thực là con cái của Tư Mã Trọng Đạt chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chí lớn của cha mình.

Ngược lại với cách làm của Khổng Minh, Tư Mã Ý năm xưa từng nhiều lần cố ý đưa các con tham gia chiến trận cùng mình.

Việc làm mạo hiểm này từng nhiều lần ảnh hưởng tới an nguy của cha con họ Tư Mã. Bằng chứng là ở Thượng Phương cốc, cha con Tư Mã Ý đã suýt nữa chôn thây cùng một chỗ vì mắc mưu Gia Cát Lượng.

Xem thêm  Lương tháng hơn chục triệu vẫn không đủ tiêu! Một người rốt cuộc phải kiếm được bao nhiêu tiền mới không phải suy nghĩ mệt mỏi đây?

Cách dạy con của Tư Mã Trọng Đạt mặc dù có phần mạo hiểm, nhưng lại bồi dưỡng cho các con ông ý thức chịu khó, chịu khổ.

Những đứa trẻ của gia tộc Tư Mã được nuôi dạy theo cách này, khi lớn lên sẽ chẳng khác nào mãnh thú nơi rừng rậm, quen thuộc với nguyên tắc sinh tồn “cá lớn nuốt cá bé”, càng ngày càng trở nên hùng mạnh.

Chưa dừng lại ở đó, Tư Mã Ý còn thường xuyên truyền dạy cho các con mình cái thuật của bậc đế vương, chỉ dạy cho con cách chi phối kẻ khác, cách thao túng đại cục trong tay…

Vì thế, hậu duệ của gia tộc Tư Mã so với người kế thừa của dòng họ Gia Cát quả thực có phần nhỉnh hơn.

“Bọ ngựa bắt ve sầu, chim sẻ rình sau lưng” và kết cục có thể đoán trước

gia cát lượng

Nếu cuộc chiến giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có thể coi là “bất phân thắng bại”, thì trận chiến giữa những người kế thừa của hai mưu sĩ này từ sớm đã được định sẵn kết quả. (Ảnh minh họa).

Sự chênh lệch về năng lực của con trai Gia Cát Lượng và con trai Tư Mã Ý bộc lộ rất rõ qua hành động của họ.

Trước khi Thục Hán diệt vong, tên tuổi của Gia Cát Chiêm rất ít được nhắc tới. Điều này cho thấy vào giai đoạn đó, ông không lập được chiến công vẻ vang nào.

Trong khi đó, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu từ thời trẻ đã cùng Tư Mã Ý đánh đông dẹp bắc, lập được không ít thành tích vẻ vang. Sau khi cha ruột qua đời, quyền thế của hai anh em họ Tư Mã lại càng thêm hiển hách.

Sự cách biệt về năng lực của những người nối nghiệp Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng thể hiện rõ nhất trong sự kiện Ngụy diệt Thục.

Bấy giờ, tướng phe Ngụy là Đặng Ngải đã dẫn quân âm thầm vượt qua Âm Bình để tấn công Thành Đô.

Khi đó, Gia Cát Chiêm dẫn một đội quân chặn địch. Mặc dù tinh thần trung dũng này rất đáng tán dương, nhưng sau cùng vẫn không tránh khỏi kết cục thất bại.

Khi con trai của Gia Cát Lượng phải chịu cảnh “da ngựa bọc thây”, thì con thứ của Tư Mã Ý là Tư Mã Chiêu lại đang thao túng đại cục.

Tư Mã Chiêu chỉ phái 2 đại tướng quân đã có thể khiến cơ nghiệp cả đời của Lưu Bị và Gia Cát Lượng sụp đổ nhanh chóng. Điều này khiến người đời không khỏi bội phục.

Nhìn lại cuộc đối đầu giữa các hậu duệ của hai mưu sĩ nức tiếng một thời khi đó, có thể thấy Gia Cát Chiêm giống như một con ve, còn 2 tướng nhà Ngụy là Chung Hội và Đặng Ngải giống như bọ ngựa.

Có câu “bọ ngựa bắt ve sầu, chim sẻ rình sau lưng”, mà con “chim sẻ” ở đằng sau thao túng toàn bộ đại cục, thu về toàn bộ thắng lợi ở thời điểm bấy giờ không ai khác chính là con trai Tư Mã Ý.

Trần Quỳnh – Thời đại

Link