Thứ bảy, Tháng mười một 23
Shadow

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: “Phải dạy người lớn cách cám ơn, xin lỗi rồi mới dạy trẻ con được. Người lớn không làm thì đừng dạy trẻ con, nó không nghe đâu”

Cám ơn và xin lỗi phải được biến thành một văn hóa: văn hóa công ty, văn hóa gia đình, văn hóa dân tộc. Văn hóa là thứ còn lại sau khi mọi thứ mất đi. Đây là cái mà mình đang buồn, mọi thứ đang mất đi, trong đó có cả xin lỗi và cám ơn của dân tộc Việt Nam. Ngược lại với xin lỗi và cám ơn là đổ lỗi và vô ơn, mà rất tiếc hai cái này đang ở thế cân bằng. Dạy người lớn

Trong tập 8 chương trình “Quyền lực ghế nóng” được phát sóng trên VTV3 với chủ đề “Tiếc – Xin lỗi, cảm ơn”, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã đưa ra rất nhiều bình luận khá gay gắt nhưng lại đúng với thực trạng hiện nay.

“Tiếc là một dạng cảm xúc khi làm sai điều gì theo cách nhìn của mỗi người, cái sai này chỉ có ông trọng tài thời gian nhìn thấy thôi vì tại khoảnh khắc đó, người ta không nhìn nhận được ngay cái sai của chính mình. Thời gian và nước lã là hai vị thuốc lý tưởng nhất Trái Đất này vì cho người ta thấy ngay lúc đó sai hoặc cuối đời mới thấy sai nhưng đều có cảm xúc tiếc nuối. 

Và nếu tôi không sai thì tôi có gì đâu mà tiếc nuối, sự việc sai mà rõ ràng không sai. Chẳng hạn, người ta ly hôn, tại sao lại bảo ly hôn là sai? Nhỡ đâu ly hôn là tuyệt vời trong tình huống đó, cả hai người họ đều không tiếc. Cho nên, tiếc hay không là dựa vào hoàn cảnh cá nhân. Người ta chỉ tiếc khi qua thời gian, người ta thấy đúng là mình sai thật. 

Cái tiếc xảy ra hai trạng thái: một là rất vô tình và hai là bản chất. Nhiều khi đi trên đường, ta đi cắt mặt người khác, thấy bản thân thật tệ, đấy là vô tình chứ không hề hữu ý. Nói về cái tiếc đầy tính bản chất, động cơ thì hèn, lười biếng, rất tệ hại, phải đến khi trời giáng mới biết mình sai. 

Xem thêm  7 quy tắc vàng để nuôi dạy được một đứa trẻ hạnh phúc, bố mẹ nhất định không được bỏ qua

Người ta thường tiếc gì trong cuộc sống? Đầu tiên là tiếc sức khỏe, thứ hai là tình yêu – hôn nhân – gia đình, thứ ba là tiếc về bạn bè, cuối cùng là tiếc trong đường sự nghiệp. Mà sự nghiệp là hoài bão, mình phải giàu nhưng sự nghiệp có cái nghĩa thứ hai là mình phải trao sứ mạng cho người khác. 

Nguyên nhân tiếc từ đâu ra? Thứ nhất là do mình cực kì vô tình, thứ hai là do thiếu rèn luyện, thứ ba là do nhận thức. Cái sai do nhận thức không phải lỗi nào cũng sửa được. Sai chiến thuật thì xin lỗi là xong; có những cái sai không sửa được gọi là sai chiến lược. Bất tín, bất nghĩa, bất hiếu thì hoàn toàn sửa được nhưng bất nhân thì không. 

Vậy phải chống lại tiếc nuối như thế nào? Con người mà không có tiếc nuối thì không phải là con người nữa, nhưng hãy tiếc nuối chiến thuật thôi, đừng tiếc nuối chiến lược. Vậy cách duy nhất là rèn luyện, là học tập thôi.

Dạy người lớn

Xét về chiều dài của vấn đề, xin lỗi và cám ơn là biểu hiện cao nhất của tính người vì đó là đỉnh cao của hệ ý thức. Đứng về góc độ đời thường, về khoa học, bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn bạn bằng đại bác. Nếu biết cám ơn, xin lỗi thì công việc cực kì thuận lợi. Nếu khiến người khác thỏa mãn cảm xúc bằng xin lỗi, cám ơn thì 9 bỏ làm 10. Còn nếu đã ghét thì 9,8 cũng đưa nhau ra tòa.

Cám ơn và xin lỗi phải được biến thành một văn hóa: văn hóa công ty, văn hóa gia đình, văn hóa dân tộc. Văn hóa là thứ còn lại sau khi mọi thứ mất đi. Đây là cái mà mình đang buồn, mọi thứ đang mất đi, trong đó có cả xin lỗi và cám ơn của dân tộc Việt Nam. Ngược lại với xin lỗi và cám ơn là đổ lỗi và vô ơn, mà rất tiếc hai cái này đang ở thế cân bằng. 

Xem thêm  Chẳng cần đòn roi, bố mẹ hãy áp dụng ngay 4 cách phạt con dưới đây để khiến trẻ răm rắp nghe lời

Xin lỗi hay cám ơn cũng đều cần đến kĩ thuật. Đầu tiên phải chân thành. Cám ơn mà không chân thành, chỉ xã giao thì thôi dẹp đi, đừng cám ơn làm gì. 

Lời cám ơn, xin lỗi mà không chân thành là vô nghĩa. Thứ hai là đúng mức độ, đẩy cao quá thì đối phương sẽ nghi ngờ, tự vệ. Nguyên tắc thứ ba là kết hợp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Người Việt Nam cực kì kém trong phi ngôn ngữ. Trong một bữa nhậu mà hóa đơn nhiều tiền đồ ăn, ít tiền đồ uống là đỉnh cao của xã hội văn minh.

Dạy người lớn

Cho nên, người văn minh có xu hướng nói ít lại, đẩy phi ngôn ngữ lên. Khoanh tay là một dạng của phi ngôn ngữ nhưng mang tính văn hóa cao. Đó là văn hóa của người Nhật, còn người Hàn Quốc là chắp tay. Khoanh tay vĩ đại hơn lời nói nhiều, nhưng nên kết hợp cả hai.

Kĩ năng sống hiện đại là xin lỗi bằng cám ơn và cám ơn mà lại thành xin lỗi. Bây giờ phải dạy người lớn cách cám ơn, xin lỗi đã rồi mới dạy trẻ con được. Người lớn không làm được thì đừng dạy trẻ con làm gì, nó không nghe đâu.

Xin lỗi, cám ơn, khen là ba biểu hiện của đàn ông và đàn bà cực mạnh. Sống mà không khen là chết, phải khen mới tồn tại.

V.D

Theo Trí Thức Trẻ/ Cafebiz

Link