Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Trung Quốc: Dân mạng bức xúc xem video mẹ bón ‘nòng nọc’ cho con

Cư dân mạng Trung Quốc đã vô cùng bức xúc trước đoạn clip ghi lại cảnh một bà mẹ đang bón thứ gì đó giống như nòng nọc cho con của mình ăn, Straits Times đưa tin.

Trong đoạn clip, được đăng trên cả Sina Weibo, YouTube và một số mạng xã hội khác, người mẹ vừa thủ thỉ vừa xúc từng con nòng nọc đang bơi trong bát nước vào miệng con mình.

Đứa trẻ dường như đã nuốt sinh vật nhỏ bé này. Hiện vẫn chưa rõ thời gian và địa điểm ghi lại đoạn clip.

[embedyt] https://www.youtube.com/watch?v=FUZLVOluYL0[/embedyt]

dân mạng, video, nòng nọc, cho con ăn

Tuy nhiên, cư dân mạng Trung Quốc đã vô cùng bức xúc và lên tiếng chỉ trích về hành động của người mẹ.

“Người mẹ này đơn giản là không có não”, một người sử dụng có nickname Lai Han Ng bình luận. “Cậu bé thật đáng thương. Các thành viên trong gia đình đều là những kẻ ngốc”, cư dân mạng Rachel Wong lên tiếng.

Là một người có chuyên môn, bác sĩ Pei chuyên về nhi khoa cảnh báo: “Nòng nọc được cho là có thể chữa lở loét. Nhưng ăn nòng nọc sống như vậy, trẻ em không bị lở loét cũng có thể bị lở loét vì nhiễm mầm bệnh trên thân nòng nọc”.

Ông Pei cũng chia sẻ một bức ảnh ký sinh trùng mà ông phát hiện trong bụng một đứa trẻ trong một ca phẫu thuật. “Điều này chỉ có thể do ăn rắn, ếch, nòng nọc sống gây ra”, ông nói.

Xem thêm  Bị mẹ chồng mỉa mai là tầm gửi ăn bám, nàng dâu mỉm cười đáp lại 1 câu khiến bà nín lặng

Theo cuốn sách “The Compendium of Materia Medica” của nhà nghiên cứu thảo mộc Li Shizhen thời nhà Minh vào những năm 1500, cần phải nghiền nát nòng nọc ra khi dùng để “chữa trị” các vết loét, chỗ sưng. Bột nòng nọc sẽ được trộn với dâu tằm trước khi bôi lên chỗ lở loét.

Trong khi đó, một nghiên cứu về những hiểm họa từ việc ăn nòng nọc sống tại miền trung Trung Quốc cho thấy có tới 11,93% nòng nọc ở tỉnh Hà Nam bị nhiễm ấu trùng kết nang vô tính.

“Ăn nòng nọc sống có nguy cơ cao bị nhiễm ấu trùng sán nhái. Giáo dục sức khỏe cộng đồng cho người dân địa phương cần được thực hiện đầy đủ và thói quen ăn nòng nọc sống cần được ngăn chặn”, nghiên cứu khuyến cáo.