Thứ Ba, Tháng Tư 23
Shadow

VKS: Ông Thăng chỉ đạo quyết liệt là vì lợi ích nhóm

Theo cơ quan công tố, việc ông Thăng ưu ái chỉ định thầu cho PVC thể hiện rõ lợi ích nhóm trong dự án có vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ USD.

Mở đầu phiên tranh tụng sáng 15/1, công tố viên cho hay do phiên toà có nhiều bị cáo, liên quan nhiều tội danh nên đảm bảo thời gian sẽ trả lời thành nhóm vấn đề, căn cứ buộc tội với từng bị cáo.

Theo VKS, ông Đinh La Thăng khai việc chỉ định thầu tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong chiến lược phát triển PVN đến năm 2025, chỉ thị người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, chỉ thị phát triển ngành dầu khí tới năm 2015… Tuy nhiên, thực tế kết luận của Bộ Chính trị không đưa ra nội dung chỉ định thầu cụ thể như lời khai của ông Thăng.

“Chính phủ khi trả lời văn bản của PVN do ông Thăng ký đề xuất chỉ định thầu PVC cũng chỉ chỉ đạo chủ động chỉ định thầu nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện, chứ không đồng ý PVC làm tổng thầu”, công tố viên nói và cho rằng qua các nội dung trên có thể trả lời cho câu hỏi “PVN có thực hiện đúng chỉ đạo của chính phủ về chỉ định nhà thầu hay không”.

Công tố viên giải thích, trong 10 tháng PVC sử dụng không đúng mục đích số tiền 1.115 tỷ đồng, khoản thiệt hại hơn 119 tỷ đồng được tính theo lãi suất ngân hàng là hợp lý. Việc cựu phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn cho rằng thiệt hại chỉ trên dưới 15 tỷ đồng, VKS phủ nhận, nói không có cơ sở.

Đinh La Thăng, lợi ích nhóm

Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN

Lợi ích nhóm

Theo VKS, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC), Vũ Đức Thuận (cựu tổng giám đốc PVC) đều được ông Đinh La Thăng cất nhắc về PVC. Xuất phát từ mối quan hệ cá nhân, ông Thăng đã ưu ái bỏ qua quy định pháp luật để chỉ định thầu cho PVC, sau đó chỉ đạo ký hợp đồng, tạm ứng tới hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.

“Điều đó đã thể hiện rõ mối quan hệ lợi ích nhóm”, công tố viên kết luận.

Về lời bào chữa của ông Thăng nói “không chỉ đạo, không biết về hợp đồng 33” và đề nghị được xem xét tội cố ý làm trái, VKS đối đáp rằng PVN là tập đoàn nhà nước, tài sản dù là nhỏ nhất cũng được “nhân dân giao phó quản lý” nhưng ông Thăng đã làm trái các quy định để dẫn đến gây thiệt hại. VKS khẳng định ông Thăng ngay từ đầu đã nhắm tới PVC là tổng thầu của dự án và dùng quyền lực để thực hiện, dù không có căn cứ để giao việc này cho PVC.

Xem thêm  Danh sách toàn bộ 44 thí sinh được nâng điểm thi ở Sơn La

Dẫn chứng cho quan điểm này, VKS dẫn lại lời cựu tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận và nhiều người khác khi khai rằng “PVC không đủ kinh nghiệm điều hành”, “PVC chưa đủ năng lực thực hiện dự án”…

00:00| 00:00

Cấp dưới nhận có sai phạm, cấp trên thì không

Đối đáp về việc có hay không lãnh đạo PVN gây sức ép để ký hợp đồng 33 giúp PVC nhanh chóng trở thành tổng thầu và được tạm ứng tiền, VKS nói rằng: “Buồn nhất ở vụ án này là cấp dưới thừa nhận sai phạm, cấp trên thì không”.

Theo công tố viên, lời khai của cựu tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực ở cơ quan điều tra cho thấy, liên quan dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tất cả các vấn đề đều đưa ra họp bàn. Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN trực tiếp chỉ đạo phải kịp thời khởi công vào đầu năm 2011.

Lời khai của cựu phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Quốc Khánh cũng thể hiện “dù chưa đủ điều kiện nhưng theo chỉ đạo của chủ tịch Đinh La Thăng về việc phải khởi công vào tháng 2/2011”, ông vẫn phải ép tiến độ với các đơn vị. Ông Khánh sau đó còn có lời khai cho thấy “không thể không ký hợp đồng, vì đã có chỉ đạo của chủ tịch”.

“Tuy nhiên, không biết có sức ép nào mà tại phiên tòa, bị cáo Khánh lại lờ đi lời khai này”, công tố viên nói và cho hay ông Thăng vào thời điểm bị bắt cũng khai do sức ép đảm bảo tiến độ khởi công nên đã ép các đơn vị.

* VKS đối đáp về sai phạm của bị cáo Khánh

Đinh La Thăng, lợi ích nhóm

Khép lại phần tranh tụng về ai là người chỉ đạo ký hợp đồng 33, đại diện VKS nói thấy buồn khi ông Thăng phủ nhận đã chỉ đạo và còn bảo “muốn cứu PVC thì cần gì chỉ đạo ký mà chỉ cần sau một tiếng có thể có tiền để chuyển thẳng”.

VKS: Mọi lời khai đều chống lại ông Trịnh Xuân Thanh

Sau hơn hai tiếng đối chất, VKS tiếp tục đưa ra quan điểm về phần bào chữa của 5 luật sư bảo vệ cựu chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh cũng như của chính bị cáo.

Trước việc luật sư Nguyễn Văn Quynh đề nghị làm rõ hành vi chỉ đạo của bị cáo Thanh trong việc ký hợp đồng 33, VKS đáp rằng các luật sư bào chữa cho các bị cáo khác đã tự làm rõ vấn đề này và đều phù hợp với thực tiễn.

Công tố viên dẫn phần bào chữa của luật sư bảo vệ bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (cựu phó tổng giám đốc PVC) cho thấy “bao trùm lên toàn bộ hoạt động PVC là sự chỉ đạo của ông Thanh”.

Đinh La Thăng, lợi ích nhóm

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa ngày 13/1. Ảnh: TTXVN

VKS cho hay lời khai của bị cáo Thanh ở cơ quan điều tra thể hiện ông này và nhiều lãnh đạo PVC đều ý thức được việc ký hợp đồng 33 là thiếu căn cứ. Hợp đồng chỉ vỏn vẹn chừng 10 trang, chưa có hồ sơ đề xuất, kỹ thuật đều chưa có. Việc cam kết hoàn thiện hợp đồng sau khi ký cũng không được thực hiện.

Xem thêm  Cái chết tức tưởi của mẹ ruột bà Phạm Thị Yến sau lần lên chùa Ba Vàng

Theo công tố viên, bị cáo Thuận khai tại cơ quan điều tra rằng ký hợp đồng 33 theo chỉ đạo của chủ tịch Trịnh Xuân Thanh với mục đích tạm ứng tiền vì tình hình tài chính PVC lúc này rất khó khăn. Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (cựu phó chủ tịch HĐQT PVC) cũng khai, tại thời điểm đó PVC rất cần nguồn vốn tạm ứng.

Nhiều lời khai của các bị cáo ở cơ quan điều tra được VKS công bố đều có nội dung “chống lại” ông Trịnh Xuân Thanh. VKS nhận định, các cán bộ dưới quyền đều nhận tội và khai Trịnh Xuân Thanh cố ý làm trái thế nào, nhưng ông Thanh không thừa nhận. “Tuy nhiên, việc ông Thanh chối tội không ảnh hưởng tới việc truy tố vì đã có đủ cơ sở”. công tố viên nói.

Đinh La Thăng, lợi ích nhóm

Đồ họa: Tiến Thành

Đối đáp với 15 luật sư về cáo buộc tham ô 13 tỷ đồng

Trước việc 15 luật sư bào chữa, đề nghị xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo trong nhóm tội tham ô, trong đó luật sư của ông Thanh cho rằng thân chủ không tham ô, có chăng chỉ thiếu trách nhiệm, công tố viên thứ ba của phiên tòa là ông Nguyễn Minh Đồng đã đứng lên đối đáp.

Ông Đồng dẫn lời của nhiều bị cáo để phủ nhận nội dung bào chữa rằng ông Thanh có chứng cứ ngoại phạm và việc đưa một túi đồ thì không thể khẳng định đó là túi tiền 4 tỷ đồng như cáo buộc tham ô…

*VKS chứng minh ông Thanh tham ô như thế nào

Đinh La Thăng, lợi ích nhóm

“Bị cáo Thuận khai trong cuộc họp giao ban, ông Thanh chủ trương nhận tiền ở các đơn vị thành viên để chi đối ngoại, chúc tết. Bị cáo Nguyễn Anh Minh (cựu phó tổng giám đốc PVC), Bùi Mạnh Hiển (cựu chánh văn phòng PVC) cũng thừa nhận điều này”, công tố viên đối đáp và cho rằng tài liệu điều tra có đủ căn cứ chứng minh “qua sự đôn đốc của bị cáo Minh, bị cáo Lương Văn Hòa (giám đốc Ban điều hành dự án Nhiệt điện Vũng Áng – Quảng Trạch) đã lập khống nhiều hợp đồng để 7 lần rút 13 tỷ đồng chuyển về PVC, theo chủ trương của bị cáo Thanh và Thuận”.

“Tất cả đều thể hiện trên tài khoản cá nhân, sao chúng ta lại nói là không có chứng cứ”, công tố viên Đồng trả lời luật sư.

Đinh La Thăng, lợi ích nhóm

Đồ họa: Cách thức tham ô 13 tỷ đồng, theo cáo buộc của VKS

Theo Vnexpress